Tư vấn về làm bù vào chủ nhật có được trả lương không
Mục lục bài viết
1. Luật sư tư vấn chế độ tiền lương khi làm việc thêm giờ
- Bạn hiểu được quyền và nghĩ vụ của mình khi làm việc vào ngày nghỉ, làm bù, làm thêm giờ
- Bạn nắm được chế độ tiền lương và cách tính tiền lương khi làm việc vào thời gian trên
- Bạn được giải đáp mọi thắc mắc liên quan và được hỗ trợ, đàm phán, giải quyết tranh chấp (nếu có).
2. Làm bù vào chủ nhật có được trả lương không?
Câu hỏi: Chào văn phòng luật sự, Em muốn hỏi trường hợp công ty e như sau: Hiện công ty em có lịch nghỉ của công ty là chủ nhuật. Nhưng vì lý do đặc biệt là sản xuất nên bộ phận em có những bạn phải đi làm chủ nhuật và nghỉ bù và ngày thường. (ngày thường đó thường không cố định). Công ty tính các ngày đi làm và nghỉ bù đó như nhau, không có sự chênh lệch nhau. Như ban đầu thỏa thuận bằng miệng thì nói là đi làm 8h/1 ngày, từ thứ 2 đến thứ 7, chủ nhật được nghỉ. Nếu đi làm hoặc tăng ca thì tính theo luật Nhà nước. Bây giờ Em muốn hỏi quy định về trường hợp này thế nào, xin cảm ơn ạ.
TRẢ LỜI: Cảm ơn anh đã gửi câu hỏi tư vấn pháp luật lao động đến công ty Luật Minh Gia, theo thông tin anh cung cấp tôi xin trả lời như sau:
Theo quy định tại Điều 97 Bộ luật lao động 2012 quy định:
"1. Người lao động làm thêm giờ được trả lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương theo công việc đang làm như sau:
a) Vào ngày thường, ít nhất bằng 150%;
b) Vào ngày nghỉ hằng tuần, ít nhất bằng 200%;
c) Vào ngày nghỉ lễ, ngày nghỉ có hưởng lương, ít nhất bằng 300% chưa kể tiền lương ngày lễ, ngày nghỉ có hưởng lương đối với người lao động hưởng lương ngày.
2. Người lao động làm việc vào ban đêm, thì được trả thêm ít nhất bằng 30% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương theo công việc của ngày làm việc bình thường.
3. Người lao động làm thêm giờ vào ban đêm thì ngoài việc trả lương theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, người lao động còn được trả thêm 20% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương theo công việc làm vào ban ngày."
Theo quy định của pháp luật thì trường hợp anh đi làm vào ngày nghỉ hàng tuần theo yêu cầu của công ty thì được hưởng ít nhất 200% tiền lương theo công việc đang làm, ngày nghỉ bù sẽ là ngày nghỉ không hưởng lương.
3. NLĐ làm trong môi trường độc hại có được hưởng phụ cấp độc hại, nguy hiểm không?
Câu hỏi: Kính gửi công ty Luật Minh Gia Tôi có vấn đề đang thắc mắc kính nhờ công ty giải đáp: Tôi đang công tác tại 1 cơ quan nhà nước dưới dạng hợp đồng không xác định thời hạn tới nay đã được 6 năm. Từ ngày kí tới giờ tôi luôn được hưởng chế độ độc hại là 0.1%. Nhưng giờ lại bị cắt với lý do chỉ có công chức viên chức làm việc trong môi trường đó mới đc hưởng. cụ thể là phòng có 6 người thì 4 là công chức vẫn được hưởng còn lại 2 hợp đồng thì bị cắt. (lý do trong hợp đồng ko có quy định phụ cấp độc hại, chỉ có phụ cấp ăn trưa). Xin hỏi quy công ty như vậy có đúng với luật lao động ko, xin ý kiến được tư vấn. Trân trọng cám ơn.
Trả lời: Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đề nghị tư vấn tới công ty Luật Minh Gia, với trường hợp của bạn chúng tôi tư vấn như sau:
Về vấn đề phụ cấp độc hại, nguy hiểm thì mục I Thông tư 07/2005/TT-BNV quy định phạm vi và đối tượng áp dụng như sau:
"Phụ cấp độc hại, nguy hiểm đối với cán bộ, công chức, viên chức làm việc trực tiếp ở nơi độc hại nguy hiểm mà yếu tố độc hại nguy hiểm cao hơn bình thường chưa được tính vào hệ số lương, bao gồm:
1. Cán bộ, công chức (kể cả công chức dự bị), viên chức, những người đang trong thời gian tập sự, thử việc thuộc biên chế trả lương của các cơ quan nhà nước và các đơn vị sự nghiệp của Nhà nước.
2. Cán bộ, công chức, viên chức thuộc biên chế nhà nước và hưởng lương theo bảng lương do Nhà nước quy định được cử đến làm việc tại các hội, các tổ chức phi Chính phủ, các dự án và các cơ quan, tổ chức quốc tế đặt tại Việt Nam."
Theo đó, phụ cấp độc hại, nguy hiểm chỉ áp dụng đối với cán bộ, công chức, viên chức làm việc trực tiếp ở nơi độc hại nguy hiểm mà yếu tố độc hại nguy hiểm cao hơn bình thường. Đối chiếu với trường hợp của bạn: Theo thông tin bạn cung cấp thì bạn làm việc theo hợp đồng không xác định thời hạn, và bạn không phải đối tượng công chức, viên chức, do đó có thể xác định bạn là người lao động. Vì vậy, bạn không thuộc phạm vi và đối tượng áp dụng để được tính phụ cấp độc hại, nguy hiểm nên đơn vị không chi trả phụ cấp độc hại, nguy hiểm cho bạn là phù hợp quy định pháp luật.
Tuy nhiên, trường hợp công việc bạn làm nằm trong danh mục công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thì bạn có quyền yêu cầu đơn vị thanh toán tiền lương cho bạn theo quy định tại Khoản 3 Điều 7 Nghị định 49/2013/NĐ-CP, cụ thể:
"c) Mức lương của công việc hoặc chức danh có điều kiện lao động nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm phải cao hơn ít nhất 5%; công việc hoặc chức danh có điều kiện lao động đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm phải cao hơn ít nhất 7% so với mức lương của công việc hoặc chức danh có độ phức tạp tương đương, làm việc trong điều kiện lao động bình thường."
Như vậy, nếu bạn làm công việc có điều kiện lao động nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thì đơn vị phải trả lương cho bạn cao hơn ít nhất 5%, với công việc có điều kiện lao động đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm phải cao hơn ít nhất 7% so với mức lương của công việc làm việc trong điều kiện lao động bình thường.
Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất