Nông Bá Khu

Tư vấn về khám bệnh nghề nghiệp cho người lao động

Công ty em đang hoạt động trong lĩnh vực sơn, mạ linh kiện điện tử. Em muốn hỏi bên em có phải khám bệnh nghề nghiệp cho công nhân làm trong hai xưởng sơn và mạ không?

Ngoài hai xưởng này bên em có 1 xưởng lắp ráp linh kiện và 1 bộ phận QC ngồi ở 1 phòng riêng. Khi em tìm trong danh mục Nghề-Công việc độc hại, nguy hiểm thì không thấy quy định rõ về ngành nghề công ty em đang hoạt động. Vậy em mong các anh chị có thể giải đáp thắc mắc giúp em được không ạ. Em cảm ơn anh chị!

Trả lời: Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến Luật Minh Gia. Trường hợp của bạn, chúng tôi xin trả lời như sau:

Khám, phát hiện bệnh nghề nghiệp (BNN) là một yêu cầu bắt buộc được pháp luật quy định. Các cơ quan, doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực, ngành nghề, mà môi trường làm việc có nhiều yếu tố, nguy cơ gây bệnh cho người lao động (NLĐ) thì ngoài việc khám sức khỏe định kỳ còn phải tổ chức khám phát hiện BNN để điều trị cho NLĐ và hưởng các chế độ trợ cấp bảo hiểm liên quan.

Cho đến nay, đã có 28 bệnh nghề nghiệp đã được Nhà nước công nhận và được chi trả chế độ bảo hiểm. Nội dung chi tiết được nêu cụ thể trong các văn bản Thông tư Liên bộ số 08/1998/TTLT-BYT-BLĐTBXH, Thông tư Liên bộ số 29-TTLB, Quyết định số 167/BYT-QĐ, Quyết định số 27/2006/QĐ-BYT và Thông tư số 42/2011/TT-BYT.

Danh mục 28 bệnh nghề nghiệp được bảo hiểm được chia thành 5 nhóm:

STT Tên các bệnh phân theo nhóm Ban hành tại
văn bản
  Nhóm I: Các bệnh bụi phổi và phế quản  
1 1. Bệnh bụi phổi - Silic nghề nghiệp (BP-silic) Thông tư liên tịch số 08/1998/TTLT-BYT-BLĐTBXH
2 2. Bệnh bụi phổi Atbet (amiăng) (BP-amiăng) Thông tư liên tịch số 08/1998/TTLT-BYT-BLĐTBXH
3 3. Bệnh bụi phổi bông (BP-bông) Thông tư liên bộ số 29-TTLB
4 4. Bệnh viêm phế quản mãn tính nghề nghiệp (viêm PQ- NN) Quyết định 167/BYT-QĐ
5 5. Bệnh hen phế quản nghề nghiệp Quyết định 27/2006/QĐ-BYT
  Nhóm II: Các bệnh nhiễm độc nghề nghiệp  
6 1. Bệnh nhiễm độc chì và các hợp chất chì Thông tư liên tịch số 08/1998/TTLT-BYT-BLĐTBXH
7 2. Bệnh nhiễm độc benzen và các hợp chất đồng đẳng của benzene Thông tư liên tịch số 08/1998/TTLT-BYT-BLĐTBXH
8 3.Bệnh nhiễm độc thuỷ ngân và các hợp chất thuỷ ngân Thông tư liên tịch số 08/1998/TTLT-BYT-BLĐTBXH
9 4. Bệnh nhiễm độc mangan và các hợp chất của mangan Thông tư liên tịch số 08/1998/TTLT-BYT-BLĐTBXH
10 5. Bệnh nhiễm độc TNT (trinitro toluen) Thông tư liên bộ số 29-TTLB
11 6. Bệnh nhiễm độc asen và các hợp chất asen nghề nghiệp Quyết định 167/BYT-QĐ
12 7. Bệnh nhiễm độc nicotin nghề nghiệp Quyết định 167/BYT-QĐ
13 8. Bệnh nhiễm độc hoá chất trừ sâu nghề nghiệp Quyết định 167/BYT-QĐ
14 9. Bệnh nhiễm độc cacbonmonoxit nghề nghiệp Quyết định 27/2006/QĐ-BYT
15 10. Bệnh nhiễm độc Cadimi nghề nghiệ Thông tư 42/2011/TT-BYT
  Nhóm III: Các bệnh nghề nghiệp do yếu tố vật lý  
16 1. Bệnh do quang tuyến X và các chất phóng xạ Thông tư liên tịch số 08/1998/TTLT-BYT-BLĐTBXH
17 2. Bệnh điếc do tiếng ồn (điếc NN) Thông tư liên tịch số 08/1998/TTLT-BYT-BLĐTBXH
18 3. Bệnh rung chuyển nghề nghiệp Thông tư liên bộ số 29-TTLB
19 4. Bệnh giảm áp mãn tính nghề nghiệp Quyết định 167/BYT-QĐ
20 5. Bệnh nghề nghiệp do rung toàn thân Thông tư 42/2011/TT-BYT
  Nhóm IV: Các bệnh da nghề nghiệp  
21 1. Bệnh sạm da nghề nghiệp Thông tư liên bộ số 29-TTLB
22 2. Bệnh loét da, loét vách ngăn mũi, viêm da, chàm tiếp xúc Thông tư liên bộ số 29-TTLB
23 3. Bệnh nốt dầu nghề nghiệp Quyết định 27/2006/QĐ-BYT
24 4. Bệnh viêm loét da, viêm móng và xung quanh móng nghề nghiệp Quyết định 27/2006/QĐ-BYT
  Nhóm V: Các bệnh nhiễm khuẩn nghề nghiệp  
25 1. Bệnh lao nghề nghiệp Thông tư liên bộ số 29-TTLB
26 2. Bệnh viêm gan virút nghề nghiệp Thông tư liên bộ số 29-TTLB
27 3. Bệnh do xoắn khuẩn leptospira nghề nghiệp Thông tư liên bộ số 29-TTLB
28 4. Nhiễm HIV do tai nạn rủi ro nghề nghiệp Thông tư 42/2011/TT-BYT

Theo thông tin bạn đã cung cấp, công ty bạn đang hoạt động trong lĩnh vực sơn, mạ linh kiện điện tử, ngoài hai xưởng này bạn còn có 1 xưởng lắp ráp linh kiện…

Lĩnh vực, ngành nghề và môi trường làm việc này có chứa nhiều yếu tố, nguy cơ gây bệnh cho người lao động như trên. Do vậy, công ty bạn phải tiến hành khám bệnh nghề nghiệp cho người lao động theo quy định của pháp luật.

Trân trọng

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

0971.166.169