LS Nguyễn Phương Lan

Tư vấn về hành vi tàng trữ trái phép vật liệu nổ theo quy định tại BLHS 2015

Luật sư tư vấn về hành vi tàng trữ trái phép vật liệu nổ theo quy định tại BLHS 2015. Nội dung tư vấn như sau:

 

Nội dung tư vấn: kính gửi công ty luật Minh Gia.Tôi muốn được tư vấn về bộ luật hình sự điều 153 về hành vi mua bán và tàng trữ hàng cấm.sự việc như sau :vợ tôi đang có thai tháng thứ 4 của thai kỳ.có cất giữ 11kg pháo nổ trong nhà. ngày 16 /01  có 1 nam thanh nien đến hỏi mua nhưng vợ tôi không bán mà chỉ mang 1 ít ra cho người ta xem . sau đó nam t hanh niên đó đi về hay đi đâu thì không rõ. vợ tôi vừa vào nhà thì bị lực lượng chức năng vào làm việc.trong quá trình làm việc thì gia đình tôi tự nguyện giao nộp toàn bộ số pháo nổ có trong nhà.mục đích của việc cất giữ số lượng pháo trên là để sử dụng trong dịp tết nguyên đán 2017. Vậy mong c.ty luật minh gia tư vấn xem. liệu mức xử lý sự việc trên như thế nào.liệu có bị khởi tố hình sự và phạt tù hay không.

 

Trả lời: Chào bạn, cảm ơn bạn đã gửi yêu cầu tư vấn cho công ty Luật Minh Gia chúng tôi, công ty xin được tư vấn về trường hợp này như sau:

 

Theo quy định tại Bộ luật hình sự năm 2009 thì tại điểu 153 là quy định về tội buôn lậu; tuy nhiên, nếu như trường hợp này không có hành vi buôn bán qua biên giới thì sẽ không vi phạm quy định về tội buôn lậu mà có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội tàng trữ trái phép vật liệu nổ theo quy định tại Bộ luật hình sự 2015 như sau:

 

Điều 305. Tội chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vật liệu nổ

 

1. Người nào chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vật liệu nổ, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.

 

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm:

 

a) Có tổ chức;

 

b) Thuốc nổ các loại từ 10 kilôgam đến 30 kilôgam hoặc từ 1.000 đến 3.000 nụ xùy hoặc ống nổ; từ 3.000 mét đến dưới 10.000 mét dây cháy chậm, dây nổ;

 

c) Vận chuyển, mua bán qua biên giới;

 

d) Làm chết 01 người hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;

 

đ) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người từ 31% đến 60%;

 

e) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%;

 

g) Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;

 

h) Tái phạm nguy hiểm.

 

Tuy nhiên, nếu như khối lượng pháo nổ là 11kg thì sẽ được coi là số lượng lớn và sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo Khoản 2 nêu trên; bên cạnh đó, bạn cần xác định mục đích sử dụng trong trường hợp này là gì, nếu mua về để sử dụng thì sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội tàng trữ chất pháo nổ, còn nếu như tàng trữ nhằm mua bán thì sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội mua bán trái phép vật liệu nổ.

 

 

Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề bạn quan tâm. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ qua Email hoặc gọi điện đến Tổng đài luật sư tư vấn luật trực tuyến - 1900.6169 để được giải đáp, hỗ trợ kịp thời

 

Trân trọng

Chuyên viên Phương Lan - Công ty Luật Minh Gia

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

0971.166.169