Đe dọa, dùng vũ khí gây thương tích cho người khác xử lý?
Mục lục bài viết
Cháu tôi hoảng loạn chạy ra ngoài sân kêu cứu đối tượng vẫn tiếp tục truy sát và cầm tuýp sắt vụt cháu tôi nhưng trượt vào khuỷu tay lúc đó chồng cháu tôi về đến nhà kịp và khống chế được đối tượng cháu tôi không bị thương tật nhưng tinh thần hoảng loạn và bị thương phần mềm như vậy đối tượng đó thuộc cấp nào xử lý và bị xử lý theo tội danh nào.
Trả lời:
Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng gửi câu hỏi đến Luật Minh Gia, về câu hỏi của bạn tôi xin được tư vấn như sau:
- Về tội danh đối với hành vi cố ý gây thương tích
Căn cứ theo thông tin bạn cung cấp thì với hành vi trên của đối tượng có thể cấu thành tội cố ý gây thương tích theo Điều 134 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi, bổ sung 2017:
“Điều 134. Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác
1. Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
a) Dùng vũ khí, vật liệu nổ, hung khí nguy hiểm hoặc thủ đoạn có khả năng gây nguy hại cho nhiều người;
...”
Và hung khí nguy hiểm được hướng dẫn tại Mục I Nghị quyết số 02/2003/NQQ-HĐTP quy định như sau:
“2.2. "Phương tiện nguy hiểm" là công cụ, dụng cụ được chế tạo ra nhằm phục vụ cho cuộc sống của con người (trong sản xuất, trong sinh hoạt) hoặc vật mà người phạm tội chế tạo ra nhằm làm phương tiện thực hiện tội phạm hoặc vật có sẵn trong tự nhiên mà người phạm tội có được và nếu sử dụng công cụ, dụng cụ hoặc vật đó tấn công người khác thì sẽ gây nguy hiểm đến tính mạng hoặc sức khoẻ của người bị tấn công.
a. Về công cụ, dụng cụ
Ví dụ: búa đinh, dao phay, các loại dao sắc, nhọn...
b. Về vật mà người phạm tội chế tạo ra
Ví dụ: thanh sắt mài nhọn, côn gỗ...
c. Về vật có sẵn trong tự nhiên
Ví dụ: gạch, đá, đoạn gậy cứng, chắc, thanh sắt...”
Tuy cháu của bạn chỉ bị thương phần mềm nhưng tinh thần hoảng loạn nhưng đối tượng đã dùng gậy sắt gây thương tích thuộc hung khí nguy hiểm theo quy định tại điểm a Khoản 1 quy định nêu trên.
- Về khởi tố theo yêu cầu của người bị hại
Do đó, để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình, bạn có thể tố giác hành vi phạm tội đến cơ quan điều tra công an quận, huyện nơi bạn hoặc người phạm tội cư trú. Và đây cũng thuộc trường hợp khởi tố vụ án theo yêu cầu của người bị hại theo quy định tại Điều 155 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015:
“Điều 155. Khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của bị hại
1. Chỉ được khởi tố vụ án hình sự về tội phạm quy định tại khoản 1 các điều 134, 135, 136, 138, 139, 141, 143, 155, 156 và 226 của Bộ luật hình sự khi có yêu cầu của bị hại hoặc người đại diện của bị hại là người dưới 18 tuổi, người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất hoặc đã chết.
...”
- Về việc bồi thường gây thương tích
Do hành vi của đối tượng đã xâm phạm đến sức khỏe của cháu bạn, nên cháu bạn có thể yêu cầu người thực hiện hành vi bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng theo quy định tại Điều 590 Bộ luật Dân sự 2015:
“Điều 590. Thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm
1. Thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm bao gồm:
a) Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khỏe và chức năng bị mất, bị giảm sút của người bị thiệt hại;
b) Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại; nếu thu nhập thực tế của người bị thiệt hại không ổn định và không thể xác định được thì áp dụng mức thu nhập trung bình của lao động cùng loại;
c) Chi phí hợp lý và phần thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian điều trị; nếu người bị thiệt hại mất khả năng lao động và cần phải có người thường xuyên chăm sóc thì thiệt hại bao gồm cả chi phí hợp lý cho việc chăm sóc người bị thiệt hại;
d) Thiệt hại khác do luật quy định.
2. Người chịu trách nhiệm bồi thường trong trường hợp sức khỏe của người khác bị xâm phạm phải bồi thường thiệt hại theo quy định tại khoản 1 Điều này và một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần mà người đó gánh chịu. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì mức tối đa cho một người có sức khỏe bị xâm phạm không quá năm mươi lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định.”
Trân trọng!
Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất