Trần Phương Hà

Tư vấn về hành vi che giấu, không tố giác tội phạm.

Xin chào anh chị luật sư,Xin cảm ơn đã lưu tâm đến email của tôi. Bạn tôi đang bị tạm giam, bản thân anh ý ko gây ra sự việc xô xát, nhưng lại là người che giấu dùm bạn.

 

Nội dung yêu cầu: Chuyện như sau: Hai người bạn của anh ý A và B, trên đường đi gặp lại người đã mượn tiền của họ lâu ko chịu trả, nên có chặn lại đòi, nhưng chị kia ko trả mà la lối cho anh em gần đó mang  gậy đánh đuổi AB, trong quá trình xô xát, anh B đã rút dao bấm trong người để tự vệ và đâm trúng 1 người bị thương nhẹ vùng bụng, sau đó A B bỏ chạy, phía kia giữ lại đc xe honda của 2 anh này. Ngay sau đó, anh A đã gọi cho bạn tôi là anh T và anh H ra gần hiện trường chở về. Anh B giấu con dao bấm trong một quán ốc, rồi nhờ bạn tôi là anh T đến lấy vứt con dao đi. Anh T có đến quán ốc nhưng con dao ko còn ở đó nữa, có lẽ là đã đc công an phát hiện và mang đi. Sau đó anh T đi thu hụi quanh khu vực đó và bị bắt. Đến nay đã 2 ngày, chúng tôi ko được thăm nuôi, nghe nói anh T đã bị chuyển về trại tạm giam. Xin anh chị cho biết, anh T đang mắc tội gì? Mức độ nghiêm trọng ra sao?. Và khi nào gia đình tôi có thể gặp mặt, hoặc ít nhất là gởi quần áo, nhu yếu phẩm cho anh T?. Xin chân thành cảm ơn! 

 

 

Trả lời: Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi yêu cầu tư vấn đến Công ty Luật Minh Gia, về vấn đề của bạn chúng tôi xin được giải đáp như sau:

 

Đối với hành vi trên của A B chưa xác định cụ thể hành vi này có thể sẽ bị Truy cứu trách nhiệm Hình sự về tội phạm gì, vì vậy chúng tôi đưa ra một số tội phạm cụ thể để bạn có thể tham khảo qua và từ đó có thể xem xét và đưa hành vi của anh T có bị truy cứu TNHS về hành vi của mình không.

 

Căn cứ theo quy định tại Bộ luật hình sự năm 2015 cụ thể như sau:

 

Điều 134. Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác

 

1. Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

 

a) Dùng hung khí nguy hiểm hoặc thủ đoạn gây nguy hại cho từ 02 người trở lên;

....

Điều 136.Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng hoặc do vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội

 

1. Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60% do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng hoặc do vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội, thì bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.

 

Điều 18. Che giấu tội phạm

 

1. Người nào không hứa hẹn trước, nhưng sau khi biết tội phạm được thực hiện đã che giấu người phạm tội, dấu vết, tang vật của tội phạm hoặc có hành vi khác cản trở việc phát hiện, điều tra, xử lý người phạm tội, thì phải chịu trách nhiệm hình sự về tội che giấu tội phạm trong những trường hợp mà Bộ luật này quy định.

 

2. Người che giấu tội phạm là ông, bà, cha, mẹ, con, cháu, anh chị em ruột, vợ hoặc chồng của người phạm tội không phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định tại khoản 1 Điều này, trừ trường hợp che giấu các tội xâm phạm an ninh quốc gia hoặc tội đặc biệt nghiêm trọng khác quy định tại Điều 389 của Bộ luật này.

 

Chiếu theo quy định trên, nếu như người nào có hành vi che giấu tội phạm khi thuộc một trong các tội được quy định tại Điều 389 như: các tội về xâm phạm an ninh quốc gia, tội giết người… thì sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội che giấu tội phạm, vậy bạn có thể tham khảo Điều 389 Bộ Luật Hình sự năm 2015 để xác định hành vi của anh B bị khởi tố về tội gì, nếu không thuộc 1 trong các tội quy định theo Điều 389 BLHS thì T không phải chịu TNHS về tội che giấu tội phạm, nếu như hiện tại hành vi của anh B bị khởi tố về 1 trong các tội về xâm phạm sức khỏe, gây thương tích cho người khác thì anh T sẽ không phải chịu TNHS về tội che giấu tội phạm.

 

Ngoài ra, Bộ luật hình sự năm 2015 quy định:

 

Điều 390. Tội không tố giác tội phạm

 

1. Người nào biết rõ một trong các tội phạm quy định tại khoản 2 hoặc khoản 3 Điều 14 của Bộ luật này đang được chuẩn bị hoặc một trong các tội phạm quy định tại Điều 389 của Bộ luật này đang được thực hiện hoặc đã được thực hiện mà không tố giác, nếu không thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 19 của Bộ luật này, thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm. 

                                                                                                                            

Đối với trường hợp này của bạn, tội Không tố giác tội phạm là hành vi của một người biết rõ một tội phạm đang được chuẩn bị, đang hoặc đã được thực hiện mà không tố giác với cơ quan có thẩm quyền. Vậy hành vi khách quan của tội này được thể hiện dưới dạng không hành động, cụ thể là biết rõ một trong các tội phạm được quy định tại Điều 390 (của Bộ luật hình sự) đang được chuẩn bị, đang hoặc đã được thực hiện mà không tố giác với cơ quan có thẩm quyền. Vậy nếu anh T có đủ dấu hiệu để cấu thành tội phạm về tội không tố giác tội phạm ở trên thì sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự đối với hành vi không tố giác tội phạm, và có thể sẽ phải chịu 1 trong các hình phạt sau: ”bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.”

 

Ngoài ra hành vi trên của anh T có thể sẽ liên quan tới vấn đề đồng phạm với tội phạm của anh B. Theo quy định tại Điều 20 BLHS sửa đổi bổ sung 2009 quy định:

 

Điều 17. Đồng phạm

 

1. Đồng phạm là trường hợp có hai người trở lên cố ý cùng thực hiện một tội phạm.

 

2. Phạm tội có tổ chức là hình thức đồng phạm có sự câu kết chặt chẽ giữa những người cùng thực hiện tội phạm.

 

3. Người đồng phạm bao gồm người tổ chức, người thực hành, người xúi giục, người giúp sức.

 

Người thực hành là người trực tiếp thực hiện tội phạm.

 

Người tổ chức là người chủ mưu, cầm đầu, chỉ huy việc thực hiện tội phạm.

 

Người xúi giục là người kích động, dụ dỗ, thúc đẩy người khác thực hiện tội phạm.

 

Người giúp sức là người tạo điều kiện tinh thần hoặc vật chất cho việc thực hiện tội phạm.  

 

4. Người đồng phạm không phải chịu trách nhiệm hình sự về hành vi vượt quá của người thực hành. 

 

Theo quy định trên thì hành vi của anh T nếu như cơ quan điều tra có căn cứ chứng minh T đủ dấu hiệu để cấu thành đồng phạm với tội phạm của A thì anh T cũng sẽ bị truy cứu TNHS. Để xác định được dấu hiệu cụ thể của hành vi đồng phạm với tội phạm của người khác bạn có thể tham khảo qua bài viết sau:

 

Bài viết tư vấn về đồng phạm

 

Vấn đề quy định về thăm nuôi người bị tạm giam, tạm giữ chúng tôi đã có bài viết tương tự, bạn có thể tham khảo qua đường link sau:

 

Thân nhân có được thăm nom người bị tạm giam, tạm giữ

 

Thân nhân người bị tạm giam, tạm giữ có quyền thăm nom

 

Theo quy định  Điều 22 của Luật thi hành tạm giữ, tạm giam năm 2015 thì người bị tạm giam, tạm giữ có thể được gặp thân nhân (vợ chồng, cha mẹ, con… những người có quan hệ huyết thống, hôn nhân, nuôi dưỡng). Hiện nay thân nhân của anh T có thể gửi hồ sơ đến cơ quan đang thụ lý vụ án để để được giải quyết việc thăm nuôi. Hồ sơ bao gồm: đơn xin gặp người bị tạm giam, tạm giữ; Xác nhận về quan hệ giữa người thăm nuôi và người đang bị tạm giữ, tạm giam; Chứng minh thư nhân dân của người đi thăm nuôi; Các giấy tờ cần thiết khác…

 

Trân trọng!

CV.Lý Quỳnh Giang – Công ty Luật Minh Gia

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Liên hệ tư vấn