Luật sư Nguyễn Mạnh Tuấn

Tư vấn về đồng phạm

Trong Bộ luật hình sự có quy định đồng phạm là trường hợp có hai người trở lên cố ý cùng thực hiện một tội phạm. Tuy nhiên, không phải cứ có nhiều người tham gia là đồng phạm, mà nhiều người tham gia đó phải cố ý cùng thực hiện một tội phạm, nếu có nhiều người phạm tội nhưng không cùng thực hiện một tội phạm thì không gọi là đồng phạm.

 

1. Những dấu hiệu khách quan


- Có từ 2 người trở lên (đều có đủ điều kiện chủ thể của tội phạm)


- Cùng thực hiện một tội phạm (bất kỳ người nào tham gia đều nhằm thực hiện tội phạm hoặc thúc đẩy thực hiện tội phạm), biểu hiện qua các hành vi:


+ Hành vi thực hiện tội phạm (người thực hành)


+ Hành vi tổ chức thực hiện tội phạm (người tổ chức)


+ Hành vi xúi giục người khác thực hiện tội phạm (người xúi giục)


+ Hành vi giúp sức người khác thực hiện tội phạm (người giúp sức)


- Hành vi của những người tham gia phải có sự liên kết thống nhất với nhau mới được coi là đồng phạm, biểu hiện qua:


+ Hành vi của người này phải là tiền đề cho hành vi của người khác


+ Hành vi của mỗi người phải có mối quan hệ nhân quả với việc thực hiện tội phạm chung và hậu quả của tội phạm chung đó.

 

2. Những dấu hiệu chủ quan


- Tất cả những người tham gia đều có lỗi cố ý:


+ Về mặt lý trí: mỗi người phải nhận thức được hành vi của mình và của người khác là nguy hiểm; thấy trước hậu quả hành vi của mình và của người khác gây ra.


+ Về mặt ý chí: mong muốn có hoạt động chung, mong muốn hoặc để mặc cho hậu quả phát sinh


Lưu ý: Không đòi hỏi những người đồng phạm phải biết rõ về nhau; không đòi hỏi những người đồng phạm phải biết rõ về tội danh của từng người.


- Mục đích phạm tội:


+ Nếu mục đích là dấu hiệu bắt buộc thì chỉ khi đồng phạm cùng mục đích hay chấp nhận mục đích của nhau.


+ Nếu mục đích không là dấu hiệu bắt buộc thì không cần đặt ra có cùng mục đích hay không.

 

3. Các loại người trong đồng phạm


3.1. Người thực hành


- Người thực hành tự mình thực hiện hành vi được mô tả trong cấu thành tội phạm (người thực hành trực tiếp)


- Người thực hành không trực tiếp thực hiện hành vi được mô tả trong cấu thành tội phạm mà tác động vào người khác thực hiện (gián tiếp), nhưng người bị tác động đó lại không phải chịu trách nhiệm hình sự (do không đủ điều kiện chủ thể của tội phạm; không có lỗi hoặc có lỗi vô ý do sai lầm; hoặc được loại trừ trách nhiệm hình sự do bị cưỡng bức về tinh thần)


3.2. Người tổ chức


- Người chủ mưu: đề ra âm mưu, phương hướng hoạt động của nhóm đồng phạm


- Người cầm đầu: thành lập, tham gia soạn thảo kế hoạch, phân công, đôn đốc, điều khiển hoạt động nhóm đồng phạm


- Người chỉ huy: điều khiển trực tiếp nhóm đồng phạm


3.3. Người xúi giục


- Thủ đoạn: kích động, lôi kéo, cưỡng ép, dụ dỗ


- Điều kiện: hành vi phải trực tiếp (có đối tượng nhất định) và cụ thể (có hành vi nhất đinh)


3.4. Người giúp sức


- Người giúp sức về vật chất: hành vi phạm tội thể hiện ở dạng hành động hoặc không hành động


- Người giúp sức về tinh thần (có lời hứa hẹn cụ thể)
 

4. Các hình thức đồng phạm


4.1. Phân loại theo dấu hiệu chủ quan


- Đồng phạm không có thông mưu trước: không có sự thỏa thuận bàn bạc trước, hoặc thỏa thuận không đáng kể


- Động phạm có thông mưu trước: có sự thỏa thuận trước


4.2. Phân loại theo dấu hiệu khách quan


- Đồng phạm đơn giản: tất cả đồng phạm đều có vai trò là người thực hành


- Đồng phạm phức tạp: ngoài người thực hành còn có các loại người khác


4.3. Phạm tội có tổ chức


- Hình thành với phương hướng hoạt động có tính chất lâu dài và bền vững


- Có sự chuẩn bị chu đáo, đầy đủ về mọi mặt cho việc thực hiện cũng như che giấu tội phạm

 

5. Trách nhiệm hình sự trong đồng phạm


5.1. Một số vấn đề liên quan đến xác định tội phạm


- Chủ thể đặc biệt trong đồng phạm: người thực hành là chủ thể đặc biệt


- Xác định giai đoạn thực hiện tội phạm trong đồng phạm: dựa vào hành vi của người thực hành


- Tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội trong đồng phạm: được miễn trách nhiệm hình sự


5.2. Các nguyên tắc xác định trách nhiệm hình sự


- Chịu trách nhiệm chung về toàn bộ tội phạm: bị xét xử, truy tố về cùng tội danh, cùng điều luật


- Chịu trách nhiệm độc lập về việc cùng thực hiện vụ đồng phạm:


+ Không phải chịu trách nhiệm hình sự về hành vi vượt quá của người đồng phạm khác.


+ Tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ áp dụng cho từng người


- Nguyên tắc cá thể hóa: Khoan hồng và nghiêm trị


Lưu ý: Che giấu tội phạm hoặc không tố giác tội phạm, nếu không có hứa hẹn thì không phải đồng phạm.

 

Trân trọng!

Chuyên viên Đinh Lụa - Công ty Luật Minh Gia

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

0971.166.169