Tư vấn về cho vay lãi và đe dọa trẻ em, người già
Kính chào hội luật sư.Xin luật sư cho mình hỏi vấn đề như sau: Cách đây 2 tháng em mình có vay mượn nhóm côn đồ 30triệu, có ghi ngày trả nhưng nếu ko có vốn thì tính lời là 6.5 triệu 1 tháng. thì sau 1 tháng ko có vốn nên đã trả tiền lời. Đến tháng thứ 2 vẫn chưa có lại tiếp tục trả tiền lãi, sau khi cầm tiền lãi thì có đập 1 cánh cửa kính.1 tivi sony (đây là đồ kỷ niệm của bố tôi để lại và được coi là món quà tinh thần) và sau khi đập xong tiếp tục đe dọa 1 trẻ em và 1 người lớn tuổi. Vậy kính mong hội luật sư giải thích nếu sau khi trả đủ tiền mượn.vay cho bọn chúng thì tôi có thể kiện tội hủy hoại tài sản và gây hoang sợ cho mẹ tôi và cháu nhỏ không? Và đền bù vật chất thì như thế nào (vì đó là đồ kỷ niệm vô giá). Xin chân thành cảm ơn quý hội luật sư.
Trả lời câu hỏi: Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi yêu cầu tư vấn đến Công Ty Luật Minh Gia, chúng tôi tư vấn về vấn đế của bạn như sau:
Trước hết về lãi suất, theo quy định tại Khoản 1 Điều 468 Bộ Luật dân sự 2015 quy định:
"Điều 468. Lãi suất
1. Lãi suất vay do các bên thỏa thuận.
Trường hợp các bên có thỏa thuận về lãi suất thì lãi suất theo thỏa thuận không được vượt quá 20%/năm của khoản tiền vay, trừ trường hợp luật khác có liên quan quy định khác. Căn cứ tình hình thực tế và theo đề xuất của Chính phủ, Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định điều chỉnh mức lãi suất nói trên và báo cáo Quốc hội tại kỳ họp gần nhất.
Trường hợp lãi suất theo thỏa thuận vượt quá lãi suất giới hạn được quy định tại khoản này thì mức lãi suất vượt quá không có hiệu lực."
Theo đó lái suất 1 năm không quá 20% nghĩa là 1 tháng không quá 1,67% (20% chia cho 12 tháng). Trong trường hợp này của bạn, lãi suất là 21,6% cho nên thỏa thuận giữa hai bên là không có hiệu lực.
Về việc đập phá tài sản pháp luật quy định tại điểm d Khoản 2 điều 5 Nghị định số 167/2013/NĐ-CP của Chính phủ
"Điều 7. Hành vi vi phạm trật tự công cộng
2. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
d) Ném gạch, đất, đá, cát hoặc bất cứ vật gì khác vào nhà, vào tàu, thuyền, xe lửa hoặc các phương tiện giao thông khác, vào người, đồ vật, tài sản của người khác;"
Theo đó, trước hết bạn phải có chứng cứ chứng minh rằng những người cho vay tiền đó đến phá hoại tài sản gia định bạn. Nếu có chứng cứ chứng minh thì như nêu bên trên họ có thể sẽ bị xử phạt từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng.
Về việc dọa trẻ em và người già, còn tùy vào mức độ dọa nạt. Nếu dọa nạt chỉ là xúc phạm danh dự hay lời nói thô bạo thì theo quy định tại điểm a Khoản 1 Điều 5 Nghị định số 167/2013/NĐ-CP của Chính phủ
"Điều 7. Hành vi vi phạm trật tự công cộng
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Có cử chỉ, lời nói thô bạo, khiêu khích, trêu ghẹo, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác;
Théo đó, những người cho vay đó có thể sẽ bị xử phạt hành chính từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng.
Còn nếu Không chỉ dừng lại là lời nói thô bạo mà còn là uy hiếp tinh thần hoặc đe dọa xâm phạm tính mạng thì sẽ chịu mức hình phạt cao hơn theo quy định tại Khoản 3 Điều 84 Bộ luật hình sự năm 1999:
"Điều 84. Tội khủng bố
3. Phạm tội trong trường hợp đe doạ xâm phạm tính mạng hoặc có những hành vi khác uy hiếp tinh thần, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm."
Còn mức độ cao hơn là dọa giết thì theo quy định tại Khoản 2 Điều 103 Bộ luật hình sự năm 1999 mức hình phạt sẽ như sau:
"Điều 103. Tội đe dọa giết người
1. Người nào đe doạ giết người, nếu có căn cứ làm cho người bị đe doạ lo sợ rằng việc đe doạ này sẽ được thực hiện, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến ba năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm:
a) Đối với nhiều người;
b) Đối với người thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân;
c) Đối với trẻ em;
d) Để che giấu hoặc trốn tránh việc bị xử lý về một tội phạm khác."
Tuy nhiên, để tố cáo những người cho vay có hành vi như vậy thì bạn phải đưa ra các chứng cứ chứng minh điều đó.
Trên đây là nội dung tư vấn của Luật Minh Gia về vấn đề bạn hỏi và quan tâm. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ cần luật sư giải đáp, bạn vui lòng gọi đến Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến của chúng tôi - Số điện thoại liên hệ: 1900.6169 để được hỗ trợ kịp thời.
Trân trọng.
CV tư vấn: Ngọc Linh - Luật Minh Gia
Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất