Luật sư Nguyễn Mạnh Tuấn

Tư vấn về chính sách tinh giản biên chế

Thưa luật sư: Năm 2004 tôi được cơ quan Sở giao thông vận tải tuyển dụng vào làm việc tại phòng Quản lý phương tiện và người lái yêu cầu của cơ quan có GPLX từ hạng C trở lên, có sức khỏe, có đạo đức, không mắc tệ nạn XH, tôi đã đủ tiêu chí đó. sau khi thử việc thì cơ quan cho tôi đi học để lấy thẻ sát sát hạch viên về làm sát hạch viên sát hạch cấp GPLX, đến năm 2012 cơ quan cho tôi đi thi ngạch công chức và tôi đã được hưởng lương từ ngân sách nhà nước + phụ cấp theo ngạch kỹ thuật 01007


Từ đó tới nay tôi vẫn làm đúng chuyên môn và nghiệp vụ của mình 11 năm công tác nào cũng hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, chiến sĩ thi đua... Tôi đã vừa làm vừa học và đã tốt nghiệp Đại học kế toán năm 2012, có chứng chỉ B ngoại ngữ, chứng chỉ B tin học và hiện tại tôi đang học tiếp văn bằng 2 đại học Đại học Luật kinh tế, và tất cả các việc của phòng tôi đều phải tham gia và cũng gần như trụ cột của phòng. Nay Giám đốc bảo tôi làm đơn xin nghỉ việc theo nghị định 108 nói là vị trí việc làm không đúng, và đến tháng 12 năm 2016 là tôi phải nghỉ việc, nếu từ bây giờ đến lúc nghỉ việc cơ quan xin mở được trung tâm sát hạch thì chuyển tôi sang đó và nếu tôi không làm đơn thì sẽ cho tôi là chống đối, tôi nhất quyết không làm đơn đó nhờ luật sư tư vấn giúp tôi là như trường hợp của tôi mà áp dụng Nghị định 108 về tinh giản biên chế có đúng không, và cơ quan giải quyết như thế có đúng không.

Xin cảm ơn và mong được sự hồi tin của luật Sư.

 

Trả lời tư vấn:

 

Cảm ơn bạn đã gửi yêu cầu tư vấn tới công ty luật Minh Gia, trường hợp này chúng tôi tư vấn cho bạn như sau:

Trường hợp thuộc đối tượng tinh giản biên chế:

Điểm a, điểm b khoản 1 Điều 6 Nghị định 108/2014/NĐ – CP quy định, Cán bộ, công chức, viên chức trong biên chế và cán bộ, công chức cấp xã hưởng lương từ ngân sách nhà nước hoặc quỹ tiền lương của đơn vị sự nghiệp theo quy định của pháp luật (sau đây gọi chung là cán bộ, công chức, viên chức), thuộc đối tượng tinh giản biên chế nếu thuộc một trong các trường hợp sau:
 
a) Dôi dư do rà soát, sắp xếp lại tổ chức bộ máy, nhân sự theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền của Đảng, Nhà nước hoặc do đơn vị sự nghiệp công lập sắp xếp lại tổ chức bộ máy, nhân sự để thực hiện chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tài chính, tổ chức bộ máy và nhân sự;
 
b) Dôi dư do cơ cấu lại cán bộ, công chức, viên chức theo vị trí việc làm, nhưng không thể bố trí, sắp xếp được việc làm khác.
Như vậy, nếu vì cơ cấu lại tổ chức dẫn tới dôi dư nhân sự và không thể sắp xếp, bố trí được việc làm khác thì thuộc đối tượng tinh giản biên chế theo đúng quy định của pháp luật mà không phụ thuộc vào yếu tố năng lực.

Chính sách tinh giản biên chế:

Khi thuộc đối tượng tinh giản biên chế, tùy vào điều kiện mà người bị tinh giản biên chế được áp dụng chế độ về hưu trước tuổi hay chế độ thôi việc theo quy định của pháp luật.

Nam từ đủ 50 tuổi, nữ từ đủ 45 tuổi trở lên, tham gia bảo hiểm xã hội đủ 20 năm trở lên thì được hưởng chính sách về hưu trước tuổi. Cán bộ, công chức, viên chức bị tinh giản biên chế khi về hưu trước tuổi sẽ không bị trừ phần trăm hương lương hàng tháng. Ngoài ra nếu nghỉ hưu ở tuổi 50 tuổi đến đủ 53 tuổi đối với nam, đủ 45 tuổi đến đủ 48 tuổi đối với nữ sẽ được trợ cấp 3 tháng tiền lương cho mỗi năm nghỉ hưu trước tuổi so với quy định, Được trợ cấp 05 tháng tiền lương cho hai mươi năm đầu công tác, có đóng đủ bảo hiểm xã hội. Từ năm thứ hai mươi mốt trở đi, cứ mỗi năm công tác có đóng bảo hiểm xã hội được trợ cấp 1/2 tháng tiền lương.

Trường hợp không đủ điều kiện hưởng chính sách về hưu trước tuổi thì được hưởng chính sách thôi việc, khi thôi việc sẽ được trợ cấp 03 tháng tiền lương hiện hưởng để tìm việc làm; đồng thời được trợ cấp 1,5 tháng tiền lương cho mỗi năm công tác có đóng bảo hiểm xã hội.

 

Trân trọng.
Cv. Nguyễn Mỵ - công ty luật Minh Gia.

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

0971.166.169