LS Nguyễn Phương Lan

Tư vấn về chia di sản thừa kế của ông bà khi bố mẹ đã sử dụng hơn 10 năm

Luật sư tư vấn về chia di sản thừa kế của ông bà khi bố mẹ đã sử dụng hơn 10 năm. Nội dung tư vấn như sau:

 

Nội dung tư vấn: Chào luật sư! Tôi xin luật sư tư vấn về vấn đề tôi hỏi như sau:  Ông bà nôi tôi sinh được 6 người con, bố tôi là con cả. từ những năm 1955, 1970 5 người em bố tôi lần lượt đi học và đi thoát ly, sau đó đều được Nhà nước cấp nhà ở. chỉ còn lại bố tôi ở nhà phục dưỡng ông bà nội đến khi ông bà nôi tôi mất. Năm 1952 bó tôi lấy mẹ tôi và được ông bà nôi tôi cắt cho 1 mảnh đất 400m2 bên cạnh để xây nhà ở và làm ao vườn.Đến năm 1994 thì được cấp quyền sử dụng đất do bố tôi đứng tên với diện tích 400 m2 đó. Còn về ông bà nôi tôi cũng để lại 200 m2 nhà ở và sân, cũng đến năm 1994 được cấp quyền sử dụng đất do ông nôi tôi đứng tên. Năm 1990 bà nội tôi mất không để lại di chúc, đến năm 1994 ông nội tôi cũng mất không để lại di chúc. Từ 1994 đến 2015 phần thuế nhà đất của ông bà nội tôi để lại do bố tôi đóng góp cho Nhà nước.Năm 2016 là do anh cả tôi đóng góp vì bố tôi mất tháng 12 năm 2015.Nhưng tháng 5 năm 2015 khi bố tôi ốm nặng không đi lại được thì 4 người em bố tôi và 1 người con cả là đại diện của cô tôi đã mất về yêu cầu bố tôi ký vào giấy chuyển quyền sử dụng phần đất chung do ông bà nôi tôi để lại cho người em út của bố tôi và bố tôi đã ký ( có thế do tình cảm hoặc suy nghĩ cuối đời khác nào đó). Đặc biệt là chỉ có 1 người con cả của cô tôi ký ngoài ra không có giấy uỷ quyền của các em người con cả của cô tôi. và đến tháng 12 năm 2015 bố tôi mất không để lại di chúc nhưng vẫn chưa làm được giấy chuyển quyền sử dụng đất cho chú út tôi. Và từ khi ông nội tôi mất nhà của ông nội tôi để lại làm nơi thờ cúng của đại gia đìnhCho tôi hỏi luật sư tư vấn:- Thứ nhất: Tại thời điểm này tháng 12 năm 2016 tờ giấy ký kết của 5 anh em của bố tôi và người con cả của cô tôi có đủ hiệu lực để làm chuyển nhượng đất của ông nôi sang cho chú tôi được không.- Thứ hai: Với nội dung trình bày ở trên  theo luật đất đai 1987, 1993. Vậy bố tôi có được hưởng phần đất chung như các em của bố tôi không- Thứ ba: Chúng tôi (là con của bố tôi) vào thời điểm này (2016) không đồng ý việc chuyển quyền sử dụng đất từ tên ông nội tôi sang tên chú út tôi là đúng hay sai Rất mong được sự tư vấn của luật sư, chúng tôi chân thành cảm ơn!

 

Trả lời: Chào bạn, cảm ơn bạn đã gửi yêu cầu tư vấn cho công ty Luật Minh Gia chúng tôi, công ty xin được tư vấn về trường hợp này như sau:

 

Hiện tại, bạn đã trình bày phần đất 400m2 thì gia đình bạn đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nên tôi sẽ chỉ tư vấn về phần đất mà ông bà đã để lại. Xét thời điểm ông bà mất cho đến nay thì theo quy định pháp luật đã hết thời hiệu khởi kiện phân chia di sản thừa kế (đã hết 10 năm) , cụ thể tại nghị quyết số 02/2004/NQ-HĐTP ngày 10/8/2004 hướng dẫn thì:



- Trường hợp trong thời hạn mười năm, kể từ thời điểm mở thừa kế mà các đồng thừa kế không có tranh chấp về quyền thừa kế và có văn bản cùng xác nhận là đồng thừa kế hoặc sau khi kết thúc thời hạn mười năm mà các đồng thừa kế không có tranh chấp về hàng thừa kế và đều thừa nhận di sản do người chết để lại chưa chia thì di sản đó chuyển thành tài sản chung của các thừa kế. Khi có tranh chấp và yêu cầu Toà án giải quyết thì không áp dụng thời hiệu khởi kiện về quyền thừa kế, mà áp dụng các quy định của pháp luật về chia tài sản chung để giải quyết và cần phân biệt như sau:
 


+ Trường hợp có di chúc mà các đồng thừa kế không có tranh chấp và thoả thuận việc chia tài sản sẽ được thực hiện theo di chúc khi có nhu cầu chia tài sản, thì việc chia tài sản chung đó được thực hiện theo di chúc.



+ Trường hợp không có di chúc mà các đồng thừa kế thỏa thuận về phần mỗi người được hưởng khi có nhu cầu chia tài sản, thì việc chia tài sản chung đó được thực hiện theo thoả thuận của họ.
 


+ Trường hợp không có di chúc và các đồng thừa kế không có thoả thuận về phần mỗi người được hưởng khi có nhu cầu chia tài sản, thì việc chia tài sản chung đó được thực hiện theo quy định của pháp luật về chia tài sản chung.



- Trường hợp người chết để lại di sản cho các thừa kế nhưng các thừa kế không trực tiếp quản lý, sử dụng mà di sản đó đang do người khác chiếm hữu bất hợp pháp hoặc thuê, mượn, quản lý theo uỷ quyền... thì các thừa kế có quyền khởi kiện người khác đó để đòi lại di sản.

 

Vậy nên, nếu như hiện tại các cô chú đã có xác nhận của bố thì có thể thực hiện được thủ tục chuyển nhượng quyền sử dụng đất cho chú Út nếu trong văn bản đó có nội dung xác nhận những đồng thừa kế là hợp pháp và chưa chia di sản thừa kế thì phần tài sản này sẽ được xác định là tài sản chung và chỉ cần có sự đồng ý của mọi người và bố bạn (vi bố bạn đã ký) là có thể chuyển nhượng được sang cho chú Út. Vậy nên, bạn cần làm rõ những nội dung trong văn bản kia, có phù hợp với nội dung của văn bản xác nhận thừa kế theo quy định  nêu trên hay không, nếu có thì gia đình bạn không thể ngăn cản cô chú làm thủ tục sang tên mà chỉ có thể yêu cầu hoàn trả những công sức cải tạo, xây dựng trên đất.

 

Trên đây là nội dung tư vấn của Luật Minh Gia về vấn đề bạn yêu cầu tư vấn: Tư vấn về chia di sản thừa kế của ông bà khi bố mẹ đã sử dụng hơn 10 năm. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ qua Email hoặc gọi điện đến bộ phận luật sư tư vấn trực tuyến - Số điện thoại liên hệ 1900.6169 để được giải đáp, hỗ trợ kịp thời.

 

Trân trọng
Chuyên viên Phương Lan - Công ty Luật Minh Gia

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Liên hệ tư vấn
Chat zalo