Tư vấn về bồi thường thiệt hại khi người lao động đã nghỉ việc
(không có văn bản chính thức), không cho tôi đụng vô bất cứ việc gì của công ty nữa mặc dù đó là trách nhiệm của tôi, khoảng một tháng sau (trước tết nguyên đán), tôi nghe công ty báo lại là việc thu hồi hàng hóa bị mất 367 cuốn sách anh văn và 366 cuốn bị hỏng bắt tôi phải chịu trách nhiệm về vụ việc và đền bù số tiền gần 25 triệu đồng. Xin hỏi tôi có phải đền bù không? nếu ra tòa thì tôi có tội gì không? Tôi xin cảm ơn!
Trả lời: Công ty Luật Minh Gia xin tư vấn cho bạn như sau:
Như bạn trình bày, công ty cho bạn nghỉ thông qua email, sau đó bạn không được làm bất kỳ việc gia, 1 tháng sau khi bạn nghỉ việc thì công ty yêu cầu bạn đền bù 25 triệu do hàng hoá bị mất vậy bạn có phải đền bù không? theo quy định tại Điều 129 Bộ luật lao động 2019 thì:
1. Người lao động làm hư hỏng dụng cụ, thiết bị hoặc có hành vi khác gây thiệt hại tài sản của người sử dụng lao động thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật hoặc nội quy lao động của người sử dụng lao động.
Trường hợp người lao động gây thiệt hại không nghiêm trọng do sơ suất với giá trị không quá 10 tháng lương tối thiểu vùng do Chính phủ công bố được áp dụng tại nơi người lao động làm việc thì người lao động phải bồi thường nhiều nhất là 03 tháng tiền lương và bị khấu trừ hằng tháng vào lương theo quy định tại khoản 3 Điều 102 của Bộ luật này.
2. Người lao động làm mất dụng cụ, thiết bị, tài sản của người sử dụng lao động hoặc tài sản khác do người sử dụng lao động giao hoặc tiêu hao vật tư quá định mức cho phép thì phải bồi thường thiệt hại một phần hoặc toàn bộ theo thời giá thị trường hoặc nội quy lao động; trường hợp có hợp đồng trách nhiệm thì phải bồi thường theo hợp đồng trách nhiệm; trường hợp do thiên tai, hỏa hoạn, địch họa, dịch bệnh nguy hiểm, thảm họa, sự kiện xảy ra khách quan không thể lường trước được và không thể khắc phục được mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho phép thì không phải bồi thường.
Như vậy, việc xem xét, quyết định mức bồi thường phải căn cứ vào lỗi của người lao động. Trường hợp bạn không có lỗi trong việc gây ra thiệt hại thì sẽ không phải bồi thường. Do vậy, bạn phải chứng minh được mình không có lỗi trong việc làm thất thoát tài sản của công ty. Công ty đã không cho bạn thực hiện công việc gì, tức là bạn không có nhiệm vụ quản lý số tài sản bị mất trên.Việc tài sản bị mất không thuộc phạm vi trách nhiệm của bạn. Theo thông tin bạn cung cấp thì hành vi của bạn chưa đủ yếu tố để cấu thành tội phạm.
--------------
Câu hỏi thứ 2 - Công ty không trả sổ BHXH khi đã nghỉ việc
Chào luật sư !Lời đầu tiên cho em gửi lời chúc sức khỏe và thaành công đến Luật sư cũng như tất cả Anh.ChịEm có một vấn đề muốn hỏi như sauEm làm việc tại một công ty bán lẻ viễn thông, Vị trí trước khi nghỉ việc em đang làm Quản lý shop. Sau khi em nghỉ việc tiền thưởng khi chuyển khoản giảm đột ngột, chỉ còn 1 nửa so với bình thường. Em có hỏi kế toán chi nhánh thì được biết công ty giữ lại một phần để chờ truy thu. Hiện tại bên nhân sự công ty thông báo truy thu tiền huấn luyện và yêu cầu em chi trả. Em có tham khảo qua một số trường hợp nghỉ thì chi phí này không giống nhau trong khi quá trình huấn luyện là như nhau nên em không đồng ý, và số tiền giữ lại báo không có.Luật sư cho em hỏi nếu bây giờ em không chấp nhận chi phí đó và không thanh toán, thì sổ bảo hiểm của em có bị khóa không, sau này em có tiếp tục đóng vào số sổ đó và xin cấp lại sổ khác được không ? Em xin cảm ơn !
Trả lời: Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi đề nghị tư vấn đến Công ty Luật Minh Gia, Đối với yêu cầu hỗ trợ của bạn chúng tôi tư vấn như sau:
Như bạn nêu thì khi nghỉ việc thì tiền thưởng 1 phần của bạn bị giữ lại và không được thanh toán sau đó, Điều 48 Bộ Luật lao động 2019 quy định Trách nhiệm của người sử dụng lao động khi chấm dứt hợp đồng lao động
" 1. Trong thời hạn 14 ngày làm việc kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động, hai bên có trách nhiệm thanh toán đầy đủ các khoản tiền có liên quan đến quyền lợi của mỗi bên, trừ trường hợp sau đây có thể kéo dài nhưng không được quá 30 ngày:
.........Hoàn thành thủ tục xác nhận thời gian đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp và trả lại cùng với bản chính giấy tờ khác nếu người sử dụng lao động đã giữ của người lao động;
b) Cung cấp bản sao các tài liệu liên quan đến quá trình làm việc của người lao động nếu người lao động có yêu cầu. Chi phí sao, gửi tài liệu do người sử dụng lao động trả."
Như vậy, việc tranh chấp về chi phí đào tạo và việc trả sổ BHXH hai hai nghĩa vụ độc lập. Việc chưa giải quyết được về chi phí đào tạo thì hai bên có thể khởi kiện ra TAND yêu cầu giải quyết. Tuy nhiên, khi chấm dứt HĐLĐ vẫn phải thực hiện việc chốt sổ BHXH và trả lại cho anh/chị. Anh/chị có quyền yêu cầu công ty phải thực hiện đúng nghĩa vụ của mình. Nếu công ty không trả sổ BHXH thì anh/chị có quyền khiếu nại tới Phòng Lao động - Thương và xã hội yêu cầu giải quyết tranh chấp trên.
Lưu ý: Mỗi người chỉ được cấp một số sổ BHXH nên anh/chị tiếp tục tham gia BHXH thì phải đóng trên số sổ này. Nếu khai báo đóng trên số sổ mới thì sau đó phải tiến hành thủ tục gộp sổ.
Trân trọng
Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất