Luật sư Nguyễn Mạnh Tuấn

Tư vấn về bồi thường khi tự ý nghỉ việc không báo trước?

Khi giao kết hợp đồng lao động cả người lao động và người sử dụng lao động đều mong muốn được thực hiện đúng thời hạn của hợp đồng. Tuy nhiên có một số trường hợp người lao động không muốn tiếp tục thực hiện hợp đồng khi hợp đồng còn thời hạn. Khi đó, pháp luật lao động có quy định để người lao động được quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng lao động trước thời hạn.

1. Luật sư tư vấn luật lao động

Theo quy định của pháp luật, nếu người lao động đang làm việc theo loại hợp đồng xác định thời hạn mà muốn chấm dứt thực hiện hợp đồng trước thời hạn hết hạn của hợp đồng thì phải đáp ứng được các điều kiện theo quy định của pháp luật, cụ thể đó là các điều kiện về lí do chấm dứt thực hiện hợp đồng và thời hạn báo trước.

Nếu trong trường hợp người lao động không đáp ứng được các điều kiện liên quan đến đơn phương chấm dứt hợp đồng khi chấm dứt hợp đồng có thể dẫn đến vấn đề bồi thường thiệt hại cho người sử dụng lao động.

Để tránh các trường hợp chấm dứt hợp đồng lao động không phù hợp với quy định dẫn đến hậu quả phải bồi thường thiệt hại, bạn hãy liên hệ với công ty Luật Minh Gia qua hình thức gửi Email tư vấn hoặc gọi tới số Hotline 1900.6169 để được đội ngũ luật sư, chuyên viên tư vấn giàu kinh nghiệm của chúng tôi hỗ trợ tư vấn trường hợp cụ thể của mình.

2. Bồi thường khi đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng lao động

Câu hỏi: Dear anh/chị luật sư công ty Luật Minh Gia, cho em hỏi về vấn đề tự ý nghỉ việc không thông báo như sau: Em vừa mới kí hợp đồng lao động 1 năm, nhưng vì có việc nên em làm đơn xin nghỉ vào ngày 27/2/2014. Trong đơn em viết là đến ngày 15/3/2014 em sẽ chính thức nghỉ.

Tuy nhiên sếp em không chấp nhận và bắt em phải làm 30 ngày theo đúng quy định nhà nước. Em định bỏ việc ngang thì cho em hỏi em phải bồi thường hợp đồng như thế nào? Và có ảnh hưởng gì đến công việc sau này của em không? Cảm ơn luật sư nhiều!

Trả lời: Công ty Luật Minh Gia xin tư vấn cho bạn như sau:

Vì bạn ký hợp đồng lao động xác định thời hạn 1 năm, do vậy bạn chỉ có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trong các trường hợp quy định tại Khoản 1 Điều 37 Bộ luật lao động, bao gồm:

a) Không được bố trí theo đúng công việc, địa điểm làm việc hoặc không được bảo đảm điều kiện làm việc đã thỏa thuận trong hợp đồng lao động;

b) Không được trả lương đầy đủ hoặc trả lương không đúng thời hạn đã thỏa thuận trong hợp đồng lao động;

c) Bị ngược đãi, quấy rối tình dục, cưỡng bức lao động;

d) Bản thân hoặc gia đình có hoàn cảnh khó khăn không thể tiếp tục thực hiện hợp đồng lao động;

đ) Được bầu làm nhiệm vụ chuyên trách ở cơ quan dân cử hoặc được bổ nhiệm giữ chức vụ trong bộ máy nhà nước;

e) Lao động nữ mang thai phải nghỉ việc theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền;

g) Người lao động bị ốm đau, tai nạn đã điều trị 90 ngày liên tục đối với người làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn và một phần tư thời hạn hợp đồng đối với người làm việc theo hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng mà khả năng lao động chưa được hồi phục.

Khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trong các trường hợp trên, người lao động phải báo cho người sử dụng lao động biết trước:

a) Ít nhất 3 ngày làm việc đối với các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c và g khoản 1 Điều này;

b) Ít nhất 30 ngày nếu là hợp đồng lao động xác định thời hạn; ít nhất 03 ngày làm việc nếu là hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng đối với các trường hợp quy định tại điểm d và điểm đ khoản 1 Điều này;

c) Đối với trường hợp quy định tại điểm e khoản 1 Điều này thời hạn báo trước cho người sử dụng lao động được thực hiện theo thời hạn quy định tại Điều 156 của Bộ luật này.

Như vậy, trường hợp bạn muốn đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trước thời hạn thì phải thuộc một trong các trường hợp nêu trên, đồng thời phải tuân thủ về thời hạn báo trước cho người sử dụng lao động biết.

Trong trường hợp bạn không thuộc một trong các trường hợp có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động nêu trên thì theo Điều 43 Bộ luật lao động:

"1. Không được trợ cấp thôi việc và phải bồi thường cho người sử dụng lao động nửa tháng tiền lương theo hợp đồng lao động.

2. Nếu vi phạm quy định về thời hạn báo trước thì phải bồi thường cho người sử dụng lao động một khoản tiền tương ứng với tiền lương của người lao động trong những ngày không báo trước.

3. Phải hoàn trả chi phí đào tạo cho người sử dụng lao động theo quy định tại Điều 62 của Bộ luật này".

Như vậy, khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật (không thuộc một trong các trường hợp nêu tại Khoản 1 Điều  37 Bộ luật lao động) thì bạn sẽ không được trợ cấp thôi việc, đồng thời phải bồi thường nửa tháng tiền lương. Nếu bạn vi phạm thời hạn báo trước thì phải bồi thường khoản tiền tương ứng với tiền lương trong những ngày không báo trước. Đồng thời phải hoàn trả chi phí đào tạo (nếu có).

Việc bạn đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động đúng pháp luật hay trái pháp luật thì cũng không ảnh hưởng gì đến công việc sau này của bạn.

------------------

Câu hỏi thứ 2 - Trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong quan hệ lao động

Chào luật sư! bem có vấn đề này đang thắc mắc thế nay mong luật sư giải đáp giúp em với ạ,bạn em làm bên bán vẽ máy bay được 4 tháng nhưng chưa ký hợp đồng lao động, thường thì chủ và bạn em hàng ngày đặt vé máy bay cho khách (mọi khách đã gửi trước tiền). Nhưng tự nhiên có ngày sau khách đi phát hiện không có vé, thế là chủ đổ qua bạn em là không xuất vé cho khách, bạn em chắc chắn rằng chủ ngày đó là người xuất vé đoàn khách đoàn. Vì làm việc trên web của công ty nên không có bằng chứng là ai làm. chủ của bạn em bắt phải ký BB em gửi kem bên dưới (chỉ điền những thông tin như vậy thôi). không biết sao nó lại ký. giờ người ta kêu kiện bạn em ra tòa, làm cách nào để giải quyết vụ này ạ. Chứ nhà bạn em hơi khó khăn số tiền đó rất lớn mong Luật sư tư vấn giúp.Em cảm ơn!!

Trả lời: Đối với yêu cầu hỗ trợ của anh/chị chúng tôi đã tư vấn một số trường hợp tương tự thông qua một hoặc một số bài viết cụ thể sau đây:

>> Tư vấn về hợp đồng lao động và bồi thường thiệt hại.​

>> Bồi thường thiệt hại cho người sử dụng lao động

Ở đây mặc dù hai bên không ký kết hợp đồng lao động vằng văn bản nhưng nếu như giữa hai bên có phát sinh quan hệ thuê, mướn lao động có trả lương,.. thì vẫn xác định là tồn tại quan hệ lao động. Còn về vấn đề khác không có vé có sự nghi ngờ rằng bạn của bạn không xuất vé thì về bản chất đây là vấn đề giải quyết xảy ra trong quá trình lao động, liên quan đến thực hiện công việc. Việc khởi kiện ra tòa để yêu cầu bạn của bạn phải trả số tiền đó thì buộc phải có căn cứ chứng minh bạn của bạn có lỗi trong việc thực hiện hoặc không thực hiện công việc nào đó dẫn đến trường hợp có sai sót và dẫn đến hậu quả thì mới đặt ra nghĩa vụ đền bù. Trước hết hai bên nên thỏa thuận với nhau để giải quyết vấn đề, còn trường hợp hai bên không thỏa thuận được bên công ty vẫn yêu cầu phía Tòa án án giải quyết thì chỉ khi xác định được lỗi của bạn thì khi này mới có nghĩa vụ bồi thường. 

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Liên hệ tư vấn