Luật sư Nguyễn Mạnh Tuấn

Tư vấn trường hợp vai trò của đồng phạm và mức hình phạt

Đồng phạm theo quy định của pháp luật hình sự là trường hợp có từ hai người trở lên cùng cố ý thực hiện tội phạm. Mặc dù quy định của pháp luật về vấn đề này rất rõ ràng nhưng khi phát sinh hành vi vi phạm pháp luật không phải ai cũng xác định được có đồng phạm hay không.

 

1. Luật sư tư vấn pháp luật hình sự

 

Trên thực tế có rất nhiều hành vi vi phạm pháp luật hình sự phát sinh mà bản thân người thực hiện hành vi phạm tội hoặc những người có liên quan không thể tự xác định được trường hợp này mình có thuộc trường hợp đồng phạm và sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật hay không. Khi bạn gặp phải trường hợp này thì việc liên hệ với các đơn vị tư vấn pháp luật để nhận được lời khuyên về pháp lý là một hành động cần thiết.

 

Khi liên hệ với các đơn vị tư vấn pháp luật bạn sẽ nhận được sự tư vấn cụ thể về vấn đề mình thắc mắc từ đó để giải quyết các thắc mắc mà mình đang có. Hiện nay, công ty Luật Minh Gia đang có các hình thức tư vấn pháp luật hình sự như tư vấn qua Email hoặc qua số Hotline: 1900.6169. Nếu bạn đang có vướng mắc về các vấn đề hình sự bạn vui lòng liên hệ với công ty thông qua các cách thức trên để được tư vấn về pháp luật.

 

2. Xác định đồng phạm

 

Nội dung câu hỏi: Xin chào Luật Minh Gia, tôi có người anh họ đang gặp trường hợp như sau. Tôi có người anh tên H. Hôm đó 23/12 anh H có đi đám tang người thân vừa mất, sau đó tối cùng ngày a.H cùng a.V (là anh bà con với a H) đi uống Cafe tại quán nước A, cùng lúc đó có anh C lại quán ngồi cùng bàn (bạn a V). Khoảng tầm 22h00 có anh T (bạn a V) lái xe đến quán cafe rủ anh V và anh C đi, còn anh H lúc bấy giờ mới từ nhà vệ sinh đi ra thì hỏi a.V đi đâu, anh V “nói đi ăn và rũ anh H đi cùng”.  Lên xe (a T cầm lái, a.C ngồi kế, a V và a H ngồi ghế sau) lúc này anh H đeo tai phone nghe nhạc, lướt mạng (chú ý: a.H không quen biết a C và T), đến chỗ dừng chân cả 3 anh H, V và C xuống xe ngồi ăn, riêng anh T còn ở trên xe và sau đó xin đi vệ sinh ít phút. 1 lúc sau anh T xảy ra xô xát với một anh thanh niên tên K, lúc này anh T cùng anh K đi qua xe, a T yêu cầu đưa a K này lên cơ quan Công An để xử lý, vì a T cho rằng anh K này lừa đảo tiền của a. Lúc trên xe a T không giữ được bình tĩnh thường xuyên chửi bới và hay có hành vi xấu với a K, (lúc này a C cầm lái , a H ngồi kế và a V ngồi cùng hàng ghế với 2 a T và K). Sau khi từ cơ quan Công an ra về, lúc này (a V cầm lái thay cho a C, a C xuống ngồi cùng hàng với a T và K, a H giữ nguyên vị trí) trên đường đưa a V, H và C lấy xe tại quán cafe A, thì điện thoại của a K reo lên nên lúc này a T yêu cầu a K nghe điện thọai và đưa điện thoại cho a T giữ để trừ khoản tiền nợ a K đang nợ a T, nhưng a K không đồng ý, lúc này a T đã dùng tay lấy điện thoại của a K từ trong túi ra, a K năn nỉ và đề nghị hôm sau sẽ mang 3 triệu đồng ra trả lần đầu cho a T với điều kiện không lấy điện thoại của a. Nhưng lúc này a T không đồng ý và yêu cầu anh K hôm sau đem 3 triệu đồng tới cho anh T thì anh T sẽ trả lại điện thọai cho a K, sau đó anh T tháo sim và trả lại cho a K, cùng thời điểm đó a V, H và C xuống xe đi về chỉ còn mỗi a T và K ở lại tầm 5p. Sáng hôm sau a T, V, C và H được mời lên cơ quan công an làm việc. Sau đó các anh bị Viện kiểm sát khởi tố tội “cướp tài sản”, khi ra xét xử Sơ Thẩm - Phúc thẩm phía bị cáo a T đã khắc phục mọi hậu quả và phía bị hại a K đã có đứng ra xin giảm nhẹ hình phạt và làm đơn xin cho mỗi bị cáo. Nhưng toà án không xem xét và tuyên án a T 3 năm 6 tháng các a V, C và H 1 năm 6 tháng tù giam. Ở phần biện hộ của luật sư a H đã nêu lên nhiều lý luận để toà án xem xét nhưng đều bị bác bỏ vì phía viện kiểm sát cho rằng “Hành vi của anh H trong vụ án tuy không đáng kể nhưng cùng đi chung và chứng kiến hành vi của a T nhưng không ngăn cản nên a H là đồng phạm tiếp sức về mặt tinh thần cho a T”. Ở đây tôi muốn làm rõ hành vi của anh H đã đủ cấu thành tội hay chưa? Và mức án như thế đã thoả đáng hay chưa? chúng tôi muốn kháng án thì phải làm sao, rất mong phía văn phòng Luật Sư có thể giải đáp và giúp đỡ.

 

Trả lời: Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi cần tư vấn tới Công ty Luật Minh Gia, với thắc mắc của bạn chúng tôi tư vấn như sau:

 

Thứ nhất về vấn đề hành vi của anh H có đủ cấu thành tội phạm không?

 

Tại Điều 17 Bộ luật hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017) có quy định về đồng phạm như sau:

 

“1. Đồng phạm là trường hợp có hai người trở lên cố ý cùng thực hiện một tội phạm.

 

2. Phạm tội có tổ chức là hình thức đồng phạm có sự câu kết chặt chẽ giữa những người cùng thực hiện tội phạm.

 

3. Người đồng phạm bao gồm người tổ chức, người thực hành, người xúi giục, người giúp sức.

 

Người thực hành là người trực tiếp thực hiện tội phạm.

 

Người tổ chức là người chủ mưu, cầm đầu, chỉ huy việc thực hiện tội phạm.

 

Người xúi giục là người kích động, dụ dỗ, thúc đẩy người khác thực hiện tội phạm.

 

Người giúp sức là người tạo điều kiện tinh thần hoặc vật chất cho việc thực hiện tội phạm.

 

4. Người đồng phạm không phải chịu trách nhiệm hình sự về hành vi vượt quá của người thực hành.”

 

Theo thông tin anh cung cấp, anh H không có mối quan hệ quen biết đối với C, T, K. Tuy nhiên khi anh T thực hiện hành vi lấy tài sản của anh K, thì anh H có mặt tại thời điểm đó nhưng không có hành vi ngăn cản cũng như những hành vi để anh T không thực hiện việc lấy điện thoại của anh K. Như vậy, có căn cứ để xác định H là là đồng phạm về mặt tiếp sức tinh thần cho anh T.

 

Thứ hai về mức hình phạt của anh H

 

Như chúng tôi đã nêu trên, trong trường hợp này có căn cứ để xác định H là đồng phạm giúp sức về mặt tinh thần cho anh T. Tuy nhiên, việc xác định mức hình phạt cụ thể còn phụ thuộc vào tính chất, mức độ và vai trò của H trong trường hợp này. Tại khoản 2 điều 54 Bộ luật hình sự có quy định về quyết định hình phạt dưới mức thấp nhất của khung hình phạt được áp dụng như sau:

 

“2. Tòa án có thể quyết định một hình phạt dưới mức thấp nhất của khung hình phạt được áp dụng nhưng không bắt buộc phải trong khung hình phạt liền kề nhẹ hơn của điều luật đối với người phạm tội lần đầu là người giúp sức trong vụ án đồng phạm nhưng có vai trò không đáng kể.”

 

Tuy nhiên, trong trường hợp này do chúng tôi chưa được tiếp cận với hồ sơ cụ thể của toàn bộ sự việc do đó chúng tôi chưa đủ căn cứ để kết luận mức hình phạt với H trong trường hợp này có phù hợp hay không. Do đó, nếu trong trường hợp gia đình anh H không đồng ý với quyết định của bản án và thì có thể làm đơn đề nghị cơ quan có thẩm quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm hoặc tái thẩm (do bản án phúc thẩm có hiệu lực ngay). Theo quy định gia đình H có thể gửi đơn đến Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao để đề nghị xem xét kháng nghị giám đốc thẩm hoặc tái thẩm.

 

Trên đây là nội dung tư vấn của Công ty Luật Minh Gia về vấn đề bạn thắc mắc, nếu còn vướng mắc về nội dung tư vấn bạn có thể liên hệ với công ty để chúng tôi hỗ trợ.

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Liên hệ tư vấn
Chat zalo