Không thực hiện cấp dưỡng nuôi con đòi quyền lợi thế nào?
Trước giờ cháu tôi và mẹ nó không hề liên lạc với nhau. Tháng 9/2019 cháu tôi có xin bố nó vào nhà ông ngoại gặp mẹ nó, bố nó đồng ý và đi gặp mẹ. Mẹ nó kể là sau ly hôn bố nó chửi mẹ nó và ông ngoại nó với nó . Mẹ nó có gia đình mới và cũng có 2 con. Cháu tôi có xin tiền và được mẹ nó cho 2 triệu để nộp học . 2 tháng sau cháu tôi gọi thì dượng nó nghe máy ,cháu tôi có xin tiền nộp học và nói dượng chuyển lời tới mẹ tuy nhiên sau cuộc gọi đó, cháu tôi gọi lại thì thấy thuê bao. Ngày 13/4/20xx cháu tôi gọi vào sdt đấy và xin tiền trợ cấp, mới đầu mẹ nó nói là không có tiền và phải nuôi 2 em nữa ( con với chồng mới ) . Cháu tôi có nói là sau ly hôn mẹ phải trợ cấp mà không thấy gì thì mẹ nó có nói là phải hỏi bố nó là chửi ông như nào mẹ mới làm thế rồi tắt máy . Bây giờ con trai tôi đi làm xa và để cháu nó ở với tôi. Năm nay nó 16 tuổi vẫn đang trong tuổi nhận trợ cấp. Vậy tôi có được quyền yêu cầu mẹ nó trợ cấp không và nếu bố nó có cãi nhau với ông ngoại nó thì có ảnh hưởng đến vấn đề trợ cấp hay không ?
Trả lời:
Cảm ơn bạn đã tin tưởng gửi câu hỏi tới Công ty Luật Minh Gia, với tình huống của bạn chúng tôi xin được tư vấn như sau:
Thứ nhất, về nghĩa vụ cấp dưỡng:
Theo quy định của pháp luật thì sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con.
Ngoài ra Luật hôn nhân và gia đình năm quy định cụ thể về Nghĩa vụ, quyền của cha, mẹ không trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn như sau:
Theo đó, đối với trường hợp bố, mẹ không phải là người trực tiếp nuôi dưỡng cháu thì sau khi ly hôn sẽ phải thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng. Như bạn trình bày thì con trai bạn và con dâu đã ly hôn năm 2010, cháu trai được giao cho con trai bạn nuôi dưỡng. Theo như bản án của Tòa thì mẹ cháu có trách nhiệm trợ cấp 500 nghìn/tháng, tuy nhiên từ thời điểm ly hôn đến thời điểm hiện tại người mẹ không thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng cho con.
>> Tư vấn quy định về nghĩa vụ cấp dưỡng, gọi: 1900.6169
Căn cứ Điều 107 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định về nghĩa vụ cấp dưỡng như sau:
“1. Nghĩa vụ cấp dưỡng được thực hiện giữa cha, mẹ và con; giữa anh, chị, em với nhau; giữa ông bà nội, ông bà ngoại và cháu; giữa cô, dì, chú, cậu, bác ruột và cháu ruột; giữa vợ và chồng theo quy định của Luật này.
Nghĩa vụ cấp dưỡng không thể thay thế bằng nghĩa vụ khác và không thể chuyển giao cho người khác.
2. Trong trường hợp người có nghĩa vụ nuôi dưỡng trốn tránh nghĩa vụ thì theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức được quy định tại Điều 119 của Luật này, Tòa án buộc người đó phải thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng theo quy định của Luật này.”
Trường hợp đã có bản án của tòa án buộc thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng, nhưng nếu như con dâu cũ của bạn không tự nguyện thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng thì con trai bạn hoàn toàn có thể gửi đơn đề nghị đến cơ quan thi hành án dân sự yêu cầu người này thực hiện nghĩa vụ.
Thứ hai, trách nhiệm khi không thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng:
- Về Xử phạt hành chính:
Theo Điều 54 Nghị định 167/2013//NĐ-CP quy định về chăm sóc, nuôi dưỡng, cấp dưỡng như sau:
"Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
1. Từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng giữa vợ và chồng sau khi ly hôn; từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ nuôi dưỡng giữa anh, chị, em với nhau, giữa ông bà nội, ông bà ngoại và cháu theo quy định của pháp luật.
2. Từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng, nuôi dưỡng cha, mẹ; nghĩa vụ cấp dưỡng, chăm sóc con sau khi ly hôn theo quy định của pháp luật."
Như vậy, khi có căn cứ chứng minh rằng sau khi ly hôn mà người mẹ từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ thì sẽ bị xử phạt hành chính từ 100.000 đến 300.000 nghìn đồng.
Về xử lý hình sự:
Hành vi trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng còn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng theo quy định tại điều 186 Bộ Luật hình sự 2015 quy định về tội từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng như sau:
"Người nào có nghĩa vụ cấp dưỡng và có khả năng thực tế để thực hiện việc cấp dưỡng đối với người mà mình có nghĩa vụ cấp dưỡng theo quy định của pháp luật mà từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng, làm cho người được cấp dưỡng lâm vào tình trạng nguy hiểm đến tính mạng, sức khỏe hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi quy định tại Điều này mà còn vi phạm, nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 380 của Bộ luật này, thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm."
Như vậy, việc từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự khi người việc từ chối hoặc trốn tránh gây hậu quả nghiêm trọng như làm cho người được cấp dưỡng lâm vào tình trạng ốm đau, bệnh tật, nguy hiểm đến sức khỏa tính mạng…trường hợp đã bị xử lý hành chính về hành vi này mà còn vi phạm thì cũng có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Trân trọng.
Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất