Luật sư Nguyễn Mạnh Tuấn

Tư vấn quy định về đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động

Chào Luật sư, E muốn được hỏi về luật lao động và quy định liên quan đến đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động khi người lao động thường xuyên nghỉ việc như sau: Công ty em có 1 người lao động chủ quản và sếp không đồng ý với thái độ làm việc vì người này hay thường xuyên nghỉ việc nhưng lại mua giấy bệnh nộp vào công ty làm việc không có năng suất và thường hay cãi lời chủ quản!

Sếp em đề nghị làm giấy tiếp tục không kí hợp đồng và sau 45 ngày thì chấm dứt hợp đồng kể từ ngày ra thông báo! Như vậy công ty em có làm sai luật không ạ? Nếu sai thì bên em phải làm như thế nào vì hiện người này đã kí hợp đồng vô thời hạn với công ty em rồi! E xin cảm ơn luật sư.

Trả lời: Công ty Luật Minh Gia xin tư vấn cho bạn như sau:

Theo quy định tại Khoản 1 Điều 36 Bộ luật lao động 2019 về quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người sử dụng lao động thì:

1. Người sử dụng lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trong trường hợp sau đây:

a) Người lao động thường xuyên không hoàn thành công việc theo hợp đồng lao động được xác định theo tiêu chí đánh giá mức độ hoàn thành công việc trong quy chế của người sử dụng lao động. Quy chế đánh giá mức độ hoàn thành công việc do người sử dụng lao động ban hành nhưng phải tham khảo ý kiến tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở đối với nơi có tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở.

....d) Người lao động tự ý bỏ việc mà không có lý do chính đáng từ 05 ngày làm việc liên tục trở lên;

Như vậy, Người sử dụng lao động chỉ có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động khi thuộc một trong các trường hợp nêu trên. Công ty bạn phải chứng minh được người lao động thường xuyên không hoàn thành công việc theo hợp đồng lao động hoặc người lao động bị ốm đau, tai nạn đã điều trị 12 tháng liên tục mà khả năng lao động chưa hồi phục. Khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động công ty phải báo trước cho người lao động 45 ngày.

Trong trường hợp công ty bạn chấm dứt hợp đồng lao động mà không có các căn cứ nêu trên thì theo Điều 41 Bộ luật lao động 2019, công ty bạn cần phải thực hiện như sau:

" Phải nhận người lao động trở lại làm việc theo hợp đồng lao động đã giao kết; phải trả tiền lương, đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp trong những ngày người lao động không được làm việc và phải trả thêm cho người lao động một khoản tiền ít nhất bằng 02 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động.

Sau khi được nhận lại làm việc, người lao động hoàn trả cho người sử dụng lao động các khoản tiền trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm nếu đã nhận của người sử dụng lao động....."

và các quyền lợi khác được quy định tại Điều 41,  bạn có thể đối chiếu và áp dụng vào trường hợp của công ty bạn.

------------

Câu hỏi thứ 2 - Quyền lợi của viên chức sau khi chấm dứt hợp đồng làm việc?

Kính gửi luật sư!Tôi hiện là giáo viên đã công tác ở 1 trường THPT (4 năm đầu tôi công tác ở 1 huyện của tỉnh) đươc 12 năm, mức lương tôi đang nhận (bậc 4/9, đã tính các phụ cấp khác) là khoảng 5.400.000đ, nếu  tôi xin thôi việc (bậc lương 4/9) năm 2018 thì tôi sẽ được hưởng các khoản BHXH, trợ cấp thôi việc và bảo hiểm thất nghiệp như thế nào? được nhận cả hai khoản trợ cấp thất nghiệp và trợ cấp thôi việc hay chỉ một trong hai? Cảm ơn luật sư.

Trả lời: Chào anh/chị! Đối với yêu cầu hỗ trợ của anh/chị chúng tôi đã tư vấn một số trường hợp tương tự thông qua một hoặc một số bài viết cụ thể sau đây:

>> Chế độ được hưởng khi nghỉ việc của viên chức Nhà nước

>> Những chế độ viên chức được hưởng khi xin nghỉ việc

Theo đó, khi bạn chấm dứt hợp đồng làm việc đúng quy định (đơn phương chấm dứt hợp đồng hoặc nghỉ theo nguyện vọng được cơ quan có thẩm quyền đồng ý) thì sẽ được hưởng trợ cấp thôi việc đối với thời gian công tác trước năm 2009. Thời gian từ năm 2009 đến nay sẽ được hưởng trợ cấp thất nghiệp khi đáp ứng đủ điều kiện hưởng và chế độ bảo hiểm xã hội một lần đối với tổng thời gian tham gia đóng bảo hiểm xã hội.

Trân trọng

P. Luật sư tư vấn - Công ty Luật Minh Gia

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

0971.166.169