Luật sư Nguyễn Mạnh Tuấn

Thăm nuôi người bị tạm giam và xử lý vật chứng quy định thế nào?

Câu hỏi đề nghị tư vấn: Cháu chào luật sư người nhà cháu bị bắt vì tội ăn trộm và đang bị tạm giam 3tháng để điều tra. Cháu muốn hỏi những đồ cá nhân của người nhà cháu có được công an trả lại cho phía gia đình không ạ ( ví dụ như điện thoại, ví tiền , chứng minh thư, bằng lái xe, giấy tờ xe - xe của nhà cháu chứ không phải xe trộm ạ). Vậy thì có được giả lại không thưa luật sư. Bao giờ thì có thể vào thăm gặp người nhà cháu được ạ

 

Trả lời tư vấn:

 

Chào anh/chị! Cảm ơn anh/chị đã tin tưởng và gửi đề nghị tư vấn đến Công ty Luật Minh Gia, Đối với yêu cầu hỗ trợ của anh/chị chúng tôi tư vấn như sau:
 
Theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 về xử lý vật chứng. Cụ thể:
 

Điều 106. Xử lý vật chứng

1. Việc xử lý vật chứng do Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra quyết định nếu vụ án được đình chỉ ở giai đoạn điều tra; do Viện kiểm sát quyết định nếu vụ án được đình chỉ ở giai đoạn truy tố; do Chánh án Tòa án quyết định nếu vụ án được đình chỉ ở giai đoạn chuẩn bị xét xử; do Hội đồng xét xử quyết định nếu vụ án đã đưa ra xét xử. Việc thi hành quyết định về xử lý vật chứng phải được ghi vào biên bản.

3. Trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử, cơ quan, người có thẩm quyền quy định tại khoản 1 Điều này có quyền:

a) Trả lại ngay tài sản đã thu giữ, tạm giữ nhưng không phải là vật chứng cho chủ sở hữu hoặc người quản lý hợp pháp tài sản đó;

b) Trả lại ngay vật chứng cho chủ sở hữu hoặc người quản lý hợp pháp nếu xét thấy không ảnh hưởng đến việc xử lý vụ án và thi hành án;

 

Theo đó, trong trường hợp của bạn thì đối với những vật dụng như điện thoại, ví tiền , chứng minh thư, bằng lái xe, giấy tờ xe - xe của chồng bạn sẽ phải xác định có phải là vật chứng trong vụ án đang giải quyết hay không. Nếu không phải vật chứng thì tài sản sẽ được trả lại; nếu là vật chứng thì được xem xét trả lại nếu cơ quan thấy rằng không ảnh hưởng đến việc xử lý vụ án và thi hành án.

 

Về việc thăm gặp người bị tạm giam.

 

Theo quy định Luật thi hành tạm giữ, tạm giam năm 2015:

 

Điều 22. Việc gặp thân nhân, người bào chữa, tiếp xúc lãnh sự của người bị tạm giữ, người bị tạm giam

1. Người bị tạm giữ được gặp thân nhân một lần trong thời gian tạm giữ, một lần trong mỗi lần gia hạn tạm giữ. Người bị tạm giam được gặp thân nhân một lần trong một tháng; trường hợp tăng thêm số lần gặp hoặc người gặp không phải là thân nhân thì phải được cơ quan đang thụ lý vụ án đồng ý. Thời gian mỗi lần gặp không quá một giờ.

2. Người đến thăm gặp phải xuất trình giấy tờ tùy thân, giấy tờ xác nhận về quan hệ với người bị tạm giữ, người bị tạm giam trong trường hợp là thân nhân của họ. Việc thăm gặp phải chịu sự giám sát, theo dõi chặt chẽ của cơ sở giam giữ;

- không làm ảnh hưởng đến các hoạt động tố tụng hình sự của cơ quan, người có thẩm quyền; tuân thủ quy định về thăm gặp; trường hợp cơ quan thụ lý vụ án có yêu cầu thì phối hợp với cơ sở giam giữ để giám sát, theo dõi việc thăm gặp.

- Thủ trưởng cơ sở giam giữ quyết định cụ thể thời điểm thăm gặp; thông báo cho cơ quan đang thụ lý vụ án về việc thăm gặp người bị tạm giữ, người bị tạm giam.

 

Theo đó, trong trường hợp này gia đình có thể vào vào thăm thông qua làm đơn xin gặp gửi thủ trưởng cơ quan, nhưng thời điểm thăm gặp cụ thể sẽ do thủ trưởng cở sở giam giữ quyết định.


Anh/chị tham khảo để giải đáp thắc mắc của mình! Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hộ trợ pháp lý khác Anh/chị vui lòng liên hệ bộ phận luật sư trực tuyến của chúng tôi để được giải đáp: ( Tổng đài luật sư trực tuyến 1900.6169 )

 

Trân trọng

P.Luật sư trực tuyến – Công ty Luật Minh Gia

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Liên hệ tư vấn