LS Xuân Thuận

Tư vấn nghỉ hưu trước tuổi và hưởng chế độ trợ cấp tinh giản biên chế

Kính chào Công ty luật Minh Gia, xin công ty tư vấn cho tôi trường hợp nghỉ hưu trước tuổi và tinh giản biên chế như sau: Tôi tên là H sinh ngày 10/6/196x. Hiện tôi là công nhân quản lí và xây dựng đường bộ trực thuộc Công ty X, thuộc cục C Việt Nam. Tôi tham gia BHXH từ tháng 8/1994 đến nay là 2015, do điều kiện sức khỏe yếu tôi muốn viết đơn xin nghỉ hưu trước tuổi. Tôi muốn hỏi luật sư một số điểu sau đây:

 

Thứ nhất: cách tính lương hưu như thế nào?

 

Thứ hai: Tôi có được hưởng chế độ 108 về tinh giản biên chế không?

 

Thứ ba: Nếu tôi đóng bảo hiểm 21 năm lúc làm đơn xin nghỉ hưu (đầu 2016) thì có bị trừ phần trăm của năm đóng bảo hiểm xã hội không? Xin cảm ơn!

 

>> Tư vấn thắc mắc về Nghỉ hưu trước tuổi, gọi: 1900.6169

 

Tư vấn: Cảm ơn bác đã tin tưởng gửi câu hỏi đề nghị tư vấn tới Luật Minh Gia, vấn đề bác hỏi chúng tôi xin tư vấn như sau:

 

Thứ nhất, cách tính lương hưu đối với trường hợp của bác

 

Tính đến 10/6/2016, bác đủ 50 tuổi (số tuổi để tính lương hưu không làm tròn); đóng BHXH 22 năm; nghỉ hưu trước tuổi 10 năm.

 

Như vậy, bác đủ điều kiện về số năm đóng BHXH nhưng không đủ điều kiện về độ tuổi, do vậy, bác có thể bảo lưu thời gian đóng BHXH và đợi đến khi đủ 60 tuổi thì bác sẽ được hưởng lương hưu hàng tháng với mức như sau:

 

Luật bảo hiểm xã hội 2014 quy định về cách tính lương hưu hàng thnags như sau:

 

“Điều 56. Mức lương hưu hằng tháng

1. Từ ngày Luật này có hiệu lực thi hành cho đến trước ngày 01 tháng 01 năm 2018, mức lương hưu hằng tháng của người lao động đủ điều kiện quy định tại Điều 54 của Luật này được tính bằng 45% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội quy định tại Điều 62 của Luật này tương ứng với 15 năm đóng bảo hiểm xã hội, sau đó cứ thêm mỗi năm thì tính thêm 2% đối với nam và 3% đối với nữ; mức tối đa bằng 75%.
………..
3. Mức lương hưu hằng tháng của người lao động đủ điều kiện quy định tại Điều 55 của Luật này được tính như quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, sau đó cứ mỗi năm nghỉ hưu trước tuổi quy định thì giảm 2%.
Trường hợp tuổi nghỉ hưu có thời gian lẻ đến đủ 06 tháng thì mức giảm là 1%, từ trên 06 tháng thì không giảm tỷ lệ phần trăm do nghỉ hưu trước tuổi.
…….”

 

Cách tính lương hưu đối với trường hợp của bác:

 

15 năm đóng BHXH được tính bằng 45% bình quân tiền lương tháng đóng BHXH; 7 năm còn lại được tính bằng 14% bình quân tiền lương tháng đóng BHXH. Tổng: 59% bình quân tiền lương tháng đóng BHXH.

 

Bác nghỉ hưu trước tuổi 10 năm nên sẽ bị trừ 20% bình quân tiền lương tháng đóng BHXH.

 

Như vậy, khi đủ tuổi nghỉ hưu (60 tuổi) bác sẽ được hưởng lương hưu hàng tháng với mức 39% bình quân tiền lương tháng đóng BHXH.

 

Bác lưu ý: nếu bác nghỉ hưu trước tuổi trước ngày 1/1/2016 thì mức lương hưu hàng tháng bác sẽ được hưởng khi đủ tuổi hưởng lương hưu là 46% bình quân tiền lương tháng đóng BHXH. Do vậy, bác nên cân nhắc thời điểm nghỉ hưu trước tuổi để đảm bảo quyền lợi của mình một cách tốt nhất.

 

Thứ hai, chế độ tinh giản biên chế

 

Đối tượng áp dụng tinh giản biên chế: cán bộ, công chức từ Trung ương đến cấp xã; viên chức trong các đơn vị sự nghiệp công lập; người làm việc theo chế độ hợp đồng lao động không xác định thời hạn quy định tại Nghị định số 68/2000/NĐ-CP …..

 

Để được hưởng chính sách tinh giản biên chế theo Nghị định 108/2014/NĐ-CP, cán bộ, công chức, viên chức phải thuộc đối tượng tinh giản biên chế theo quy định tại Điều 6 Nghị định này:

 

“Điều 6. Các trường hợp tinh giản biên chế

1. Cán bộ, công chức, viên chức trong biên chế và cán bộ, công chức cấp xã hưởng lương từ ngân sách nhà nước hoặc quỹ tiền lương của đơn vị sự nghiệp theo quy định của pháp luật (sau đây gọi chung là cán bộ, công chức, viên chức), thuộc đối tượng tinh giản biên chế nếu thuộc một trong các trường hợp sau:

a) Dôi dư do rà soát, sắp xếp lại tổ chức bộ máy, nhân sự theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền của Đảng, Nhà nước hoặc do đơn vị sự nghiệp công lập sắp xếp lại tổ chức bộ máy, nhân sự để thực hiện chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tài chính, tổ chức bộ máy và nhân sự;
b) Dôi dư do cơ cấu lại cán bộ, công chức, viên chức theo vị trí việc làm, nhưng không thể bố trí, sắp xếp được việc làm khác;

c) Chưa đạt trình độ đào tạo theo tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ quy định đối với vị trí việc làm đang đảm nhiệm, nhưng không có vị trí việc làm khác phù hợp để bố trí và không thể bố trí đào tạo lại để chuẩn hóa về chuyên môn;

d) Có chuyên ngành đào tạo không phù hợp với vị trí việc làm hiện đang đảm nhiệm nên bị hạn chế về năng lực hoàn thành công việc được giao, nhưng không thể bố trí việc làm khác.

đ) Có 02 năm liên tiếp liền kề tại thời điểm xét tinh giản biên chế, cán bộ, công chức được phân loại, đánh giá xếp vào mức hoàn thành nhiệm vụ nhưng còn hạn chế về năng lực hoặc có 01 năm hoàn thành nhiệm vụ nhưng còn hạn chế về năng lực và 01 năm không hoàn thành nhiệm vụ nhưng không thể bố trí việc làm khác phù hợp.

e) Có 02 năm liên tiếp liền kề tại thời điểm xét tinh giản biên chế, viên chức có 01 năm được phân loại đánh giá xếp vào mức hoàn thành nhiệm vụ và 01 năm không hoàn thành nhiệm vụ nhưng không thể bố trí việc làm khác phù hợp.

g) Có 02 năm liên tiếp liền kề tại thời điểm xét tinh giản biên chế, mỗi năm có tổng số ngày nghỉ làm việc là số ngày nghỉ tối đa do ốm đau theo quy định tại Khoản 1 Điều 23 Luật Bảo hiểm xã hội, có xác nhận của cơ sở khám chữa bệnh và cơ quan Bảo hiểm xã hội chi trả trợ cấp ốm đau theo quy định hiện hành.”

 

Như vậy, đối chiếu với trường hợp của bác, bác không thuộc đối tượng được hưởng chế độ tinh giản biên chế theo Nghị định 108/2014/NĐ-CP.

 

Trân trọng!

CV. Danh Thị Huệ - Công ty Luật Minh Gia

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Liên hệ tư vấn
Chat zalo