Tự nguyện làm việc trong thời gian nghỉ thai sản có được không
1. Luật sư tư vấn Luật Bảo hiểm xã hội
Bảo hiểm xã hội là một trong những trụ cột chính của an sinh xã hội được Nhà nước đặc biệt quan tâm bởi nó có vai trò rất quan trọng trong đời sống xã hội. Bảo hiểm xã hội giúp người lao động bù đắp phần thu nhập bị mất hoặc bị giảm sút trong quá trình lao động đảm bảo các quyền của người được hưởng khi gặp rủi ro trong cuộc sống đồng thời thể hiện bản chất tốt đẹp của Nhà nước luôn quan tâm đến chính sách về con người.
Bảo hiểm thai sản là một trong những chế độ của Bảo hiểm xã hội bắt buộc, song hành với các chế độ bảo hiểm ốm đau, tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp, hưu trí, tử tuất,… Bảo hiểm thai sản ngoài chức năng đảm bảo thu nhập cho người lao động khi công việc lao động tạm thời bị gián đoạn còn góp phần quan trọng trong việc chăm sóc sức khoẻ cho người lao động, đảm bảo quyền được chăm sóc của trẻ em.
Pháp luật lao động luôn ưu tiên cho lao động nữ bởi đặc thù lao động nữ phải mang thai, sinh con,… Chính vì vậy mà ngoài việc quy định các khoản tiền trợ cấp một lần khi sinh con, tiền thai sản, tiền dưỡng sức sau sinh, pháp luật còn ưu tiên người lao động nữ được nghỉ 6 tháng thai sản. Vậy trong thời gian này, lao động nữ có được tự nguyện đi làm việc được không?
2. Tư vấn về việc tự nguyện làm việc trong thời gian nghỉ thai sản
Hỏi: Cơ quan tôi là đơn vị sự nghiệp công lập (trường học). Trưởng Ban thanh tra nhân dân đang nghỉ hộ sản. Trong thời gian hộ sản Cô ấy có được phép triệu tập Ban thanh tra họp để hoàn thành dự thảo báo cáo của Ban không? (Công việc chuyên môn Cô ấy là kế toán, Ban Thanh tra là nhiệm vụ đoàn thể). Cô ấy tự nguyện hoàn thành nhiệm vụ Trưởng ban như vậy có vi phạm luật lao động không?
Trả lời tư vấn: Luật Minh Gia cảm ơn câu hỏi và đề nghị tư vấn của bạn. Trường hợp của bạn chúng tôi tư vấn như sau:
Theo như thông tin bạn cung cấp, hiện người Trưởng Ban thanh tra nhân dân này đang trong thời gian nghỉ hưởng chế độ thai sản theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội 2006 và Bộ luật lao động 2012. Tuy nhiên, pháp luật không quy định về việc người đang hưởng chế độ thai sản nếu như tự nguyện đi làm và làm công việc của mình trong thời gian nghỉ thai sản có được hay không. Pháp luật hoàn toàn không điều chỉnh về việc này. Về việc này, bạn cần biết được trong thời gian nghỉ thai sản vị trí này có được người khác thay thế hay không. Nếu như không có người thay thế thì người lao động nữ kia vẫn có thể tiếp tục tham gia công việc của mình. Ngoài ra, theo quy định của pháp luật về lao động, thời gian nghỉ hưởng chế độ thai sản vẫn tính là thời gian làm việc thực tế của người lao động tại đơn vị. Căn cứ:
Điều 14 – Nghị định 05/2015/NĐ-CP. Trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm
3. Thời gian làm việc để tính trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm là tổng thời gian người lao động đã làm việc thực tế cho người sử dụng lao động trừ đi thời gian người lao động đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật và thời gian làm việc đã được người sử dụng lao động chi trả trợ cấp thôi việc. Trong đó:
a) Thời gian người lao động đã làm việc thực tế cho người sử dụng lao động bao gồm: thời gian người lao động đã làm việc cho người sử dụng lao động; thời gian thử việc, học nghề, tập nghề để làm việc cho người sử dụng lao động; thời gian được người sử dụng lao động cử đi học; thời gian nghỉ hưởng chế độ theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội; thời gian nghỉ hằng tuần theo Điều 110, nghỉ việc hưởng nguyên lương theo các Điều 111, Điều 112, Điều 115 và Khoản 1 Điều 116 của Bộ luật Lao động; thời gian nghỉ để hoạt động công đoàn theo quy định của pháp luật về công đoàn; thời gian phải ngừng việc, nghỉ việc không do lỗi của người lao động; thời gian nghỉ vì bị tạm đình chỉ công việc và thời gian bị tạm giữ, tạm giam nhưng được trở lại làm việc do được cơ quan nhà nước có thẩm quyền kết luận không phạm tội;
Căn cứ vào quy định trên, ta thấy rõ được thời gain nghỉ thai sản vẫn sẽ tính là thời gian làm việc thực tế tại đơn vị. Do đó, việc người nữ này thực hiện công việc của họ là hoàn toàn không trái quy định của pháp luật và pháp luật không cấm.
Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất