Phạm Diệu

Truy thu tiền BHXH, BHYT, BHTN do công ty chậm đóng

Nội dung yêu cầu tư vấn: Xin chào Công ty Luật Minh Gia. Xin công ty tư vấn giúp em vấn đề này ạ. Hiện tại thì em có nhận làm thủ tục bảo hiểm xã hội cho 1 công ty TNHH hai thành viên.

 

...Công ty đã thành lập từ 28/09/2006 và có đăng kí thay đổi lần 1 vào ngày 11/04/2016. Công ty từ khi thành lập cho đến hiện nay chưa đăng kí tham gia BHXH lần đầu (chưa có mã đơn vị do cơ quan BHXH cấp) nếu bây giờ (ngàu 01/06/2017) e đăng kí tham gia BHXH lần đầu cho công ty thì có bị truy thu tiền bảo hiểm từ khi thành lập không ạ? Kế toán của công ty là kế toán dịch vụ cá nhân bên ngoài, em thấy trong sổ chi tiết 334 hàng năm có chi cho 3 lao động và cuối năm tài khoản 334 là khoảng 150.000.000đ ạ. Nếu có truy thu thì truy thu cả BHXH BHYT BHTN luôn hay chỉ truy thu BHXH hoặc BHYT hoặc BHTN ạ? Kính Mong công ty Luật Minh Gia tư vấn giúp em. Em xin chân thành cám ơn.Mong nhận được phản hồi sớm từ phía công ty!

 

Trả lời tư vấn: Cảm ơn anh/chị đã gửi câu hỏi đề nghị tư vấn đến Công ty Luật Minh Gia, trường hợp của anh/chị chúng tôi tư vấn như sau:

 

Tại Điều 17 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định các hành vi bị nghiêm cấm như sau:

 

Điều 17. Các hành vi bị nghiêm cấm

 

1. Trốn đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp.

 

2. Chậm đóng tiền bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp.

...

8. Báo cáo sai sự thật; cung cấp thông tin, số liệu không chính xác về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp.”

 

Tại Khoản 3 Điều 122 Luật Bảo hiểm xã hội 2012 về xử lý vi phạm pháp luật về bảo hiểm xã hội như sau:

 

“3. Người sử dụng lao động có hành vi vi phạm quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều 17 của Luật này từ 30 ngày trở lên thì ngoài việc phải đóng đủ số tiền chưa đóng, chậm đóng và bị xử lý theo quy định của pháp luật, còn phải nộp số tiền lãi bằng 02 lần mức lãi suất đầu tư quỹ bảo hiểm xã hội bình quân của năm trước liền kề tính trên số tiền, thời gian chậm đóng; nếu không thực hiện thì theo yêu cầu của người có thẩm quyền, ngân hàng, tổ chức tín dụng khác, kho bạc nhà nước có trách nhiệm trích từ tài khoản tiền gửi của người sử dụng lao động để nộp số tiền chưa đóng, chậm đóng và lãi của số tiền này vào tài khoản của cơ quan bảo hiểm xã hội.”

 

Như vậy, trường hợp công ty vi phạm quy định tại  khoản 1, 2 Điều 17 Luật Bảo hiểm xã hội thì áp dụng quy định tại khoản 3 Điều 122 Luật BHXH 2014.

 

Mặt khác, tại Điều 26 Nghị định 95/2013/NĐ-CP về vi phạm quy định về đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp như sau:

 

Điều 26. Vi phạm quy định về đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp

 

1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với người lao động có hành vi thỏa thuận với người sử dụng lao động không tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp.

 

2. Phạt tiền với mức từ 12% đến 15% tổng số tiền phải đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp tại thời điểm lập biên bản vi phạm hành chính nhưng tối đa không quá 75.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:

 

a) Chậm đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp;

 

b) Đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp không đúng mức quy định;

 

c) Đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp không đủ số người thuộc diện tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp.

 

3. Phạt tiền với mức từ 18% đến 20% tổng số tiền phải đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp tại thời điểm lập biên bản vi phạm hành chính nhưng tối đa không quá 75.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động không đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp cho toàn bộ người lao động thuộc diện tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp.

 

4. Biện pháp khắc phục hậu quả:

 

a) Buộc truy nộp số tiền bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp chưa đóng, chậm đóng đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 1, Khoản 2 và Khoản 3 Điều này;

 

b) Buộc đóng số tiền lãi của số tiền bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp chưa đóng, chậm đóng theo mức lãi suất của hoạt động đầu tư từ Quỹ bảo hiểm xã hội trong năm đối với vi phạm quy định tại Khoản 2 và Khoản 3 Điều này.”

 

Tại Điều 42 Quyết định 959/QĐ-BHXH quy định về việc truy thu BHXH bắt buộc, BHYT, BHTN như sau:

 

“1. Truy thu cộng nối thời gian

 

1.1. Các trường hợp truy thu:

 

a) Đơn vị không đăng ký đóng BHXH bắt buộc, BHYT, BHTN đối với người lao động.

 

b) Người lao động quy định tại Điểm 1.7 Khoản 1 Điều 4 truy đóng BHXH bắt buộc sau khi về nước.

 

c) Các trường hợp khác theo quy định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.”

 

Như vậy, căn cứ vào các quy định trên, trường hợp công ty anh/chị ngoài việc phải truy thu Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế, Bảo hiểm thất nghiệp thì công ty còn bị xử phạt về hành vi vi phạm quy định về đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp theo Điều 26 Nghị định 95/2013/NĐ-CP.

 

Trên đây là nội dung tư vấn của Luật Minh Gia về vấn đề anh/chị hỏi và quan tâm. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ cần luật sư giải đáp, anh/chị vui lòng gọi đến Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến của chúng tôi - Số điện thoại liên hệ: 1900.6169 để được hỗ trợ kịp thời.

 

Trân trọng !

CV tư vấn: Phạm Diệu - Luật Minh Gia

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Liên hệ tư vấn
Chat zalo