Triệu Lan Thảo

Truy cứu TNHS đối với hành vi bạo lực gia đình

Chào luật sư, cháu có thắc mắc về mức phạt hành vi bạo lực gia đình mong luật sư tư vấn giúp cháu ạ. Ba cháu mấy năm gần đây thường xuyên la mắng và đánh mẹ cháu, mỗi lần đánh mẹ cháu đều bị bầm và sưng mặt, thậm chí còn ê ẩm cả đầu vì bị túm lấy tóc

 

Vậy hành vi bạo lực gia đình của ba cháu có ở mức truy tố trách nhiệm hình sự không ạ? Quy định pháp luật thế nào? Mong phản hồi sớm từ luật sư ạ, cháu chân thành cảm ơn ạ!

 

 

Trả lời tư vấn: Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đề nghị tư vấn đến công ty Luật Minh Gia, trường hợp của bạn chúng tôi tư vấn như sau:

 

Thứ nhất, đối với cỗ quan tài mà ông đã cho gia đình bạn trước đây

 

Ông của bạn đã dùng tài sản của chính mình để mua cỗ quan tài cho gia đình bạn. Do vậy, việc ông cho gia đình bạn cỗ quan tài cũng như ông đang thực hiện hợp đồng tặng cho. Chi tiết về hợp đồng tặng cho tài sản được quy định tại Điều 457 Bộ Luật Dân sự 2015:

 

“Điều 457. Hợp đồng tặng cho tài sản

 

Hợp đồng tặng cho tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên tặng cho giao tài sản của mình và chuyển quyền sở hữu cho bên được tặng cho mà không yêu cầu đền bù, bên được tặng cho đồng ý nhận.”

 

Và chiếc quan tài là động sản nên hợp đồng tặng cho động sản sẽ có hiệu lưc kể từ thời điểm bên được tặng cho nhận được tài sản theo quy định tại Điều 458 Bộ luật Dân sự 2015:

 

“Điều 458. Tặng cho động sản

 

1. Hợp đồng tặng cho động sản có hiệu lực kể từ thời điểm bên được tặng cho nhận tài sản, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

 

2. Đối với động sản mà luật có quy định đăng ký quyền sở hữu thì hợp đồng tặng cho có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký.”

 

Như vậy, thời điểm gia đình bạn nhận cỗ quan tài là thời điểm ông bạn đã chuyển quyền sở hữu cỗ quan tài của mình sang cho gia đình bạn. Hợp đồng tặng cho là hợp đồng không có đền bù, nó mang tính chất tình cảm giữa người đi tặng cho và người được tặng cho (ở đây là tình cảm của ông với gia đình của bạn). Do đó, các bạn không có nghĩa vụ thanh toán nợ tài sản với ông. Cỗ quan tài đã thuộc sở hữu với gia đình bạn cho nên 3 người con còn lại muốn đòi nợ thay ông là không có căn cứ.

 

Thứ hai, giải quyết trường hợp ba người còn lại vu khống và dọa nạt gia đình bạn

 

Trường hợp này, cần phải xem xét mức độ vi phạm của những người đó để xem xét xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại Điều 6 Nghị định 167/2013/NĐ-CP:

 

"1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

 

a) Có cử chỉ, lời nói thô bạo, khiêu khích, trêu ghẹo, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác;..."

 

Trường hợp họ có lời lẽ xúc phạm nghiêm trọng danh dự, nhân phẩm của các thành viên trong gia đình bạn hoặc bịa đặt lan truyền thông tin biết rõ là sai sự thật thì hành vi đó có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự đối với tội vu khống hoặc tội làm nhục người khác theo quy định tại Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi, bổ sung 2017:

 

“Điều 155. Tội làm nhục người khác

 

1. Người nào xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác, thì bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.

...”

 

“Điều 156. Tội vu khống

 

1. Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm:

 

a) Bịa đặt hoặc loan truyền những điều biết rõ là sai sự thật nhằm xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự hoặc gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác;

 

b) Bịa đặt người khác phạm tội và tố cáo họ trước cơ quan có thẩm quyền.

...”

 

Như vậy, để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình, bạn có thể tố giác hành vi phạm tội của họ đến chính quyền địa phương hoặc cơ quan điều tra công an quận/huyện nơi bạn đang cư trú.

 

 

Trân trọng!

CV. An Quỳnh – Công ty Luật Minh Gia.

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Liên hệ tư vấn
Chat zalo