Trộm cắp tài sản công ty có mất quyền lợi bảo hiểm không?
Gia cảnh em tôi rất khó khăn, phải nuôi cha mẹ lớn tuổi bệnh tật (cha tai biến mạch não nằm liệt giường, mẹ bệnh tim mãn tính). Đến nay, đã hơn 2 tháng cơ quan công an đã chuyển qua Viên kiểm sát để lập hồ sơ khởi tố vụ án.Xin Quý Công ty cho tôi hỏi: 1) Em tôi có được giảm nhẹ hình phạt không? Và ở mức nào? 2) Hiện cơ quan em tôi làm không cho lãnh lương và nộp bảo hiểm để được cấp thẻ BHYT năm 2017. Như vậy có đúng không? 3) Trường hợp nếu em tôi có Quyết định nghỉ việc thì được hưởng những quyền lợi nào? Xin cảm ơn Quý Công ty!
Trả lời:
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến Công ty Luật Minh Gia, với câu hỏi của bạn chúng tôi xin tư vấn cho bạn như sau:
Hình phạt và tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự đối với tội trộm cắp tài sản:
Khoản 1 điều 173, Bộ luật Hình sự năm 2015 (được sửa đổi, bổ sung năm 2017) quy định:
“1.Người nào trộm cắp tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
...''
Như vậy với việc trộm cắp tài sản từ hai triệu đồng trở lên đến dưới năm mươi triệu đồng thì hình phạt đối với em họ bạn có thể là phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.
Việc em họ bạn thành khẩn khai báo và chỉ nơi cất giữ; phạm tội lần đầu thuộc các trường hợp giảm nhẹ trách nhiệm hình sự theo khoản 1 Điều 51, Bộ luật Hình sự 2015 như sau:
“a) Người phạm tội đã ngăn chặn hoặc làm giảm bớt tác hại của tội phạm;
b) Người phạm tội tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại hoặc khắc phục hậu quả;
c) Phạm tội trong trường hợp vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng;
d) Phạm tội trong trường hợp vượt quá yêu cầu của tình thế cấp thiết;
....”
Ngoài các tình tiết trên khi quyết định hình phạt, Tòa án có thể coi các tình tiết khác là tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự.
Đối với mức giảm nhẹ trách nhiệm hình sự, theo quy định tại Điều 54 , Bộ luật hình sự 2015 thì khi có ít nhất hai tình tiết giảm nhẹ quy định tại khoản 1 Điều 51 của Bộ luật này, Toà án có thể quyết định một hình phạt dưới mức thấp nhất của khung hình phạt mà điều luật đã quy định nhưng phải trong khung hình phạt liền kề nhẹ hơn của điều luật; trong trường hợp điều luật chỉ có một khung hình phạt hoặc khung hình phạt đó là khung hình phạt nhẹ nhất của điều luật, thì Toà án có thể quyết định một hình phạt dưới mức thấp nhất của khung hoặc chuyển sang một hình phạt khác thuộc loại nhẹ hơn. Như vậy, với hai tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự thì em họ bạn có thể chịu hình phạt tù dưới 6 tháng hoặc chuyển sang một hình phạt khác thuộc loại nhẹ hơn.
Việc lĩnh lương và tham gia bảo hiểm y tế trong thời gian tạm giam, tạm giữ
Theo quy định tại Khoản 2 Điều 32, Bộ luật Lao động thì người lao động bị tạm giữ, tạm giam theo quy định của pháp luật tố tụng hình sự thuộc trường hợp tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động. Hiện nay Bộ luật Lao động không có quy định về việc tạm ứng tiền lương trong thời gian người lao động tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động. Do công ty không có nghĩa vụ tạm ứng tiền lương cho người lao động đang bị tạm giam, tạm giữ nên không hình thành quan hệ tiền lương nên công ty không phải tham gia bảo hiểm y tế. Vậy cơ quan em họ bạn không cho lãnh lương và nộp bảo hiểm để được cấp thẻ BHYT năm 2017 là phù hợp với quy định pháp luật.
Quyền lợi được hưởng khi nghỉ việc: Nếu em họ bạn nghỉ việc thì theo quy định tại Điều 47, Bộ luật Lao động, trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động, hai bên có trách nhiệm thanh toán đầy đủ các khoản có liên quan đến quyền lợi của mỗi bên ( có thể là tiền lương, thưởng, trợ cấp mà công ty chưa trả trước đó), trường hợp đặc biệt có thể kéo dài nhưng không quá 30 ngày. Công ty có trách nhiệm hoàn thành thủ tục xác nhận và trả sổ bảo hiểm xã hội và những giấy tờ khác mà người sử dụng lao động đã giữ lại của người lao động.
Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất