Nguyễn Kim Quý

Trợ cấp thôi việc với công chức, viên chức có thời gian làm việc ở nhiều nơi khác nhau được quy định như thế nào?

Trợ cấp thôi việc là chế độ viên chức được hưởng khi nghỉ việc, tuy nhiên nhiều cơ quan, đơn vị không thực hiện việc chi trả chế độ này, ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của viên chức khi nghỉ việc. Do đó, nếu bạn gặp phải trường hợp này và chưa biết làm thế nào để bảo vệ quyền lợi hợp pháp của mình thì có thể liên hệ Luật sư để được hỗ trợ tư vấn.

1. Luật sư tư vấn về chế độ thôi việc của viên chức

Pháp luật hiện hành có quy định cụ thể về chế độ thôi việc của viên chức, căn cứ vào thời điểm bắt đầu làm việc mà mỗi viên chức sẽ được hưởng mức chi trả khác nhau. Thực tế, có nhiều trường hợp khi viên chức nghỉ việc không được chi trả hoặc chi trả không đúng mức hưởng theo quy định pháp luật.

Do đó, nếu bạn hoặc người thân của mình gặp vấn đề này và chưa biết cơ quan, đơn vị của mình có thực hiện đúng quy định pháp luật không thì bạn có thể liên hệ với Luật sư của chúng tôi để được hỗ trợ tư vấn cụ thể về các vấn đề:

- Điều kiện hưởng chế độ trợ cấp thất nghiệp;

- Thời gian được tính hưởng trợ cấp thôi việc;

- Mức hưởng, cách tính trợ cấp thôi việc.

Bạn có thể gửi yêu cầu tư vấn hoặc gọi: 1900.6169 để được giải đáp vướng mắc.

Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm trường hợp chúng tôi tư vấn sau đây để có thêm kiến thức pháp lý trong lĩnh vực này.

2. Quy định pháp luật về chế độ thôi việc

Nội dung tư vấn: Kính chào Luật sư. Luật sư ơi em là Kế toán Sở Tài chính, Luật sư cho em hỏi về chế độ giải quyết thôi việc đối với Công chức trong diện luân chuyển qua nhiều cơ quan. Cụ thể: Chú Công chức (sinh năm 1962) công tác tại Sở Tài chính từ năm 1987 đến năm 2006 thì được Giám đốc Sở ký Quyết định ĐIỀU ĐỘNG đến Trung tâm Dịch vụ Tài chính là Đơn vị sự nghiệp trực thuộc Sở. Khi đến Trung tâm thì Trung tâm ký HỢP ĐỒNG mới và Chú ấy trở thành Viên chức. Làm ở Trung tâm được một năm thì Chú ấy được luân chuyển đến một đến công ty A đến cuối năm 2018. Đầu năm 2019, Chú ấy xin nghỉ việc và Công ty A đồng ý cho Chú ấy thôi việc. Chú ấy làm Đơn gửi Sở Tài chính và Trung tâm Dịch vụ Tài chính xin giải quyết chế độ thôi việc cho Chú ấy với lý do là Sở ký Quyết định ĐIỀU ĐỘNG đến Trung tâm và Công ty (tổng thời gian công tác là 32 năm, từ năm 1987 đến hết năm 2018). Em có tham khảo các trường hợp Hỏi- Đáp của Công ty Luật Minh Gia và nghiên cứu các Nghị định, Thông tư có liên quan để tham mưu cho Lãnh đạo Sở. Lãnh đạo Sở đồng ý là sẽ đề nghị Công ty A chi chế độ thôi việc cho Chú ấy đối với thời gian từ năm 2007 đến năm 2008 và không chi chế độ thôi việc cho Chú ấy đối với thời gian từ năm 1987 đến năm 2006. Như vậy có đúng không. Kính nhờ Luật sư hướng dẫn giúp em và Chú ấy với. Em chân thành cảm ơn Luật sư và Công ty Luật Minh Gia. Em kính chào!

Trả lời: Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến công ty Luật Minh Gia, với câu hỏi của bạn, chúng tôi xin tư vấn như sau:

Chú công chức công tác tại sở Tài chính từ năm 1987 đến năm 2006 thì được điều động đến Trung tâm dịch vụ tài chính và trở thành viên chức sau đó lại được chuyển qua công ty A làm việc đến năm 2018. Trước khi đến công ty A, chú công chức sẽ chấm dứt hợp đồng lao động tại Trung tâm Dịch vụ Tài chính để làm việc tại công ty A, như vậy, ở công ty A, khi chấm dứt hợp đồng lao động chú công chức sẽ được hưởng chế độ thôi việc như với người lao động làm việc trong cơ quan, tổ chức không hưởng lương từ ngân sách nhà nước nếu có đủ điều kiện theo quy định tại Điều 48 Bộ luật Lao động 2012:

“Điều 48. Trợ cấp thôi việc

1. Khi hợp đồng lao động chấm dứt theo quy định tại các khoản 1, 2, 3, 5, 6, 7, 9 và 10 Điều 36 của Bộ luật này thì người sử dụng lao động có trách nhiệm chi trả trợ cấp thôi việc cho người lao động đã làm việc thường xuyên từ đủ 12 tháng trở lên, mỗi năm làm việc được trợ cấp một nửa tháng tiền lương.

2. Thời gian làm việc để tính trợ cấp thôi việc là tổng thời gian người lao động đã làm việc thực tế cho người sử dụng lao động trừ đi thời gian người lao động đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội và thời gian làm việc đã được người sử dụng lao động chi trả trợ cấp thôi việc.

3. Tiền lương để tính trợ cấp thôi việc là tiền lương bình quân theo hợp đồng lao động của 06 tháng liền kề trước khi người lao động thôi việc.”

Như vậy, chú tự nguyện xin thôi việc và được công ty A đồng ý nên chú đủ điều kiện để được hưởng trợ cấp thôi việc khi chấm dứt hợp đồng lao động. Khi chú thôi việc tại công ty A, công ty A có trách nhiệm trả trợ cấp thôi việc cho chú dựa trên thời gian chú làm việc tại công ty. Thời gian làm việc để tính trợ cấp thôi việc được quy định tại Khoản 5 Điều 1 Nghị định 148/2018/NĐ-CP như sau:

5. Sửa đổi Khoản 3 Điều 14 như sau:

“3. Thời gian làm việc để tính trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm là tổng thời gian người lao động đã làm việc thực tế cho người sử dụng lao động trừ đi thời gian người lao động đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật và thời gian làm việc đã được người sử dụng lao động chi trả trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm trước đó (nếu có). Trong đó:

a) Thời gian người lao động đã làm việc thực tế cho người sử dụng lao động bao gồm: thời gian người lao động đã làm việc thực tế cho người sử dụng lao động theo hợp đồng lao động; thời gian được người sử dụng lao động cử đi học; thời gian nghỉ hưởng chế độ ốm đau, thai sản theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội; thời gian nghỉ việc để điều trị, phục hồi chức năng lao động khi bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp mà được người sử dụng lao động trả lương theo quy định của pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động; thời gian nghỉ hàng tuần theo Điều 110, nghỉ việc hưởng nguyên lương theo Điều 111, Điều 112, Điều 115 và Khoản 1 Điều 116 của Bộ luật lao động; thời gian nghỉ việc để hoạt động công đoàn theo quy định của pháp luật về công đoàn; thời gian nghỉ việc để thực hiện nghĩa vụ công dân theo quy định của pháp luật mà được người sử dụng lao động trả lương; thời gian phải ngừng việc, nghỉ việc không do lỗi của người lao động; thời gian bị tạm đình chỉ công việc theo Điều 129 của Bộ luật lao động.

b) Thời gian người lao động đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp bao gồm: Thời gian người sử dụng lao động đã đóng bảo hiểm thất nghiệp, thời gian được tính là thời gian đã đóng bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật về bảo hiểm thất nghiệp, thời gian người sử dụng lao động đã chi trả cùng lúc với kỳ trả lương của người lao động một khoản tiền tương đương với mức đóng bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật về lao động, bảo hiểm thất nghiệp;

c) Thời gian làm việc để tính trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm của người lao động được tính theo năm (đủ 12 tháng); trường hợp có tháng lẻ thì từ đủ 01 tháng đến dưới 06 tháng được tính bằng 1/2 năm; từ đủ 06 tháng trở lên được tính bằng 01 năm làm việc.”

Như vậy, thời gian làm căn cứ để công ty A trả trợ cấp thôi việc cho chú công chức là khoảng thời gian chú làm việc thực tế tại công ty A trừ đi khoảng thời gian chú được công ty A đóng bảo hiểm thất nghiệp nên nếu công ty A đóng bảo hiểm thất nghiệp cho chú công chức từ năm 2009 thì công ty A có trách nhiệm trả trợ cấp thôi việc cho chú từ năm 2007 đến 2008 còn khoảng thời gian từ 1987 đến 2006, trách nhiệm trả trợ cấp thôi việc với chú thuộc về Sở Tài Chính.

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Đặt câu hỏi tư vấn
Chat zalo