Luật sư Trần Khánh Thương

Trợ cấp lần đầu theo nghị định 76/2019/ND-CP

Hiện nay nền kinh tế, xã hội nước ta đang phát triển rất mạnh mẽ tuy nhiên lại rất mất cân đối giữa thành thị và nông thôn đặc biệt là vùng sâu vùng xa, biên giới, hải đảo. Để giải quyết tình trạng trên cũng như đáp ứng mục tiêu phát triển đồng đều về kinh tế văn hóa xã hội nhà nước ta đã ưu tiên rất nhiều cho những người sinh sống và làm việc tại những khu vực khó khăn nhằm thu hút họ về những khu vực này, góp phần phát triển kinh tế chính trị xã hội cho các vùng khó khăn.

Vậy điều kiện và mức hưởng trợ cấp cho người làm việc ở vùng khó khăn được quy định như nào? Anh/chị có thể tham khảo bài viết dưới đây của Luật Minh Gia:

Câu hỏi:

Tôi có công tác tại vùng đặc biệt khó khăn, nhưng hiện tại tôi vẫn làm hợp đồng (chưa vào biên chế), vậy tôi có được hưởng 10 tháng lương cơ bản tại vùng khó khăn theo Nghị định 76/2019/ND-CP không? Và quy định tại điều nào khoản nào? Nhờ luật sư trả lời giúp.

Nội dung tư vấn:

Cảm ơn anh đã tin tưởng và sử dụng dịch vụ tư vấn của Luật Minh Gia. Liên quan đến chế độ trợ cấp khi làm việc tại vùng đặc biệt khó khăn, Luật Minh Gia tư vấn như sau:

- Về đối tượng hưởng trợ cấp vùng khó khăn theo Nghị định 76/2019/NĐ-CP

Căn cứ theo quy định tại Nghị định 76/2019/NĐ-CP về đối tượng áp dụng hưởng trợ cấp vùng khó khăn như sau:

“Điều 2. Đối tượng áp dụng

Cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị của Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội từ trung ương đến xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là cấp xã) và người hưởng lương trong lực lượng vũ trang (bao gồm cả trường hợp điều động, biệt phái, luân chuyển và không phân biệt người địa phương với người nơi khác đến) đã được xếp lương theo bảng lương do cơ quan có thẩm quyền của Đảng và Nhà nước quy định, đang công tác và đến công tác ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, gồm:

1. Cán bộ, công chức, viên chức (kể cả người tập sự) trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị sự nghiệp của Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội từ trung ương đến cấp xã;

2. Người làm việc theo chế độ hợp đồng lao động trong các cơ quan, đơn vị của Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội quy định tại Nghị định số 68/2000/NĐ-CP ngày 17 tháng 11 năm 2000 của Chính phủ về thực hiện chế độ hợp đồng một số loại công việc trong cơ quan hành chính nhà nước, đơn vị sự nghiệp và Nghị định số 161/2018/NĐ-CP ngày 29 tháng 11 năm 2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số quy định về tuyển dụng công chức, viên chức, nâng ngạch công chức, thăng hạng viên chức và thực hiện chế độ hợp đồng một số loại công việc trong cơ quan hành chính nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập;

6. Người làm việc trong chỉ tiêu biên chế trong các hội được ngân sách nhà nước hỗ trợ kinh phí hoạt động quy định tại Nghị định số 45/2010/NĐ-CP ngày 21 tháng 4 năm 2010 của Chính phủ quy định về tổ chức, hoạt động và quản lý hội và Nghị định số 33/2012/NĐ-CP ngày 13 tháng 4 năm 2012 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 45/2010/NĐ-CP ngày 21 tháng 4 năm 2010 của Chính phủ quy định về tổ chức, hoạt động và quản lý hội".

Như vậy, trường hợp anh đang làm việc theo chế độ hợp đồng chưa được vào biên chế, chưa phải là cán bộ, công chức, viên chức thì phải thuộc một trang các trường hợp nêu tại khoản 2, Khoản 6 Điều 2 thì mới thuộc đối tượng điều chỉnh của Nghị định định 76/2019/NĐ-CP.

>> Tư vấn chế độ trợ cấp lần đầu, gọi: 1900.6169

- Điều kiện và mức hưởng trợ cấp lần đầu

Trường hợp anh thuộc đối tượng quy định tại Điều 2 thì được trợ cấp lần đầu khi đến công tác theo quy định tại Điều 6 Nghị định như sau:

"Điều 6. Trợ cấp lần đầu khi nhận công tác ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn

Đối tượng quy định tại Điều 2 Nghị định này khi nhận công tác lần đầu ở cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn được hưởng trợ cấp như sau:

1. Trợ cấp lần đầu bằng 10 tháng lương cơ sở tại thời điểm nhận công tác ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.

2. Trường hợp có gia đình cùng đến công tác ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn thì ngoài trợ cấp lần đầu, còn được trợ cấp:

a) Tiền tàu xe, cước hành lý cho các thành viên trong gia đình cùng đi tính theo giá vé, giá cước thực tế của phương tiện giao thông công cộng hoặc thanh toán theo mức khoán trên cơ sở số kilômét đi thực tế nhân với đơn giá phương tiện vận tải công cộng thông thường (tàu, thuyền, xe ô tô khách);

b) Trợ cấp 12 tháng lương cơ sở cho hộ gia đình.

3. Các khoản trợ cấp quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này do cơ quan, tổ chức, đơn vị ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn nơi tiếp nhận, bố trí công tác chi trả ngay khi đối tượng được hưởng nhận công tác và chỉ thực hiện một lần trong tổng thời gian thực tế làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.

=> Như vậy căn cứ tại điều luật trên nếu đủ điều kiện về đối tượng áp dụng quy định tại điều 2 anh hoàn toàn được hưởng phần trợ cấp lần đầu bằng 10 tháng cơ sở, ngoài ra anh còn được hưởng các phần trợ cấp khác nếu thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 điều này.

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Liên hệ tư vấn
Chat zalo