Trình tự, thủ tục xử lý kỷ luật lao động
1. Luật sư tư vấn về lao động.
Trong quan hệ lao động, người lao động làm việc dưới sự quản lý của người sử dụng lao động về thời gian làm việc, chế độ làm việc, tiền lương theo thỏa thuận hợp đồng lao động và theo quy định pháp luật. Tuy nhiên, không phải lúc nào các bên cũng tuân theo đúng thỏa thuận mà từ rất nhiều nguyên nhân chủ quan, khách quan dẫn đến vi phạm nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng giao kết. Nếu bạn đang có thắc mắc và cần sự trợ giúp đội ngũ luật sư, đừng ngần ngại hãy gửi câu hỏi cho chúng tôi để được hỗ trợ các vấn đề pháp lý như:
- Tư vấn về chủ thể có quyền ký kết hợp đồng lao động của người lao động tuổi từ 15 đến dưới 18 tuổi.
- Tư vấn trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho người sử dụng lao động trong trường hợp người lao động có lỗi dẫn đến thiệt hại.
- Giải đáp thắc mắc về quyền và nghĩa vụ của các bên khi chấm dứt hợp đồng lao động
- Trách nhiệm của người sử dụng lao động khi xảy ra tai nạn lao động.
Để làm rõ hơn vấn đề này, Luật Minh Gia xin gửi đến bạn tình huống cụ thể dưới đây để bạn có thể tham khảo và đưa ra hướng giải quyết phù hợp nhất.
2. Trình tự, thủ tục xử lý kỷ luật lao động.
Theo quy định pháp luật thì người sử dụng lao động có thẩm quyền xử lý kỷ luật người lao động theo đúng trình tự, thủ tục như sau:
1. Thủ tục:
a) Hồ sơ xử lý kỷ luật bao gồm:
+) Bản tường trình của người lao động (Người lao động được nộp cho người sử dụng lao động (NSDLĐ) tối đa 5 ngày làm việc kể từ ngày NSDLĐ yêu cầu;
+) Các tài liệu có liên quan như biên bản sự việc xảy ra, đơn tố cáo, chứng từ hóa đơn và các tài liệu khác (nếu có);
+) Hồ sơ được bổ sung thêm trong trường hợp: Bị tạm giam, tạm giữ văn bản của cơ quan có thẩm quyền bắt tạm giam, tạm giữ; văn bản kết luận của cơ quan có thẩm quyền khi hết thời hạn tạm giam, tạm giữ, đương sự vắng mặt văn bản thông báo ba lần; nghỉ việc có lý do chính đáng (giấy tờ được coi là có lý do chính đáng).
b) Khi tiến hành xử lý kỷ luật lao động phải lập thành biên bản.
2. Trình tự:
a) Tổ chức phiên họp xử lý kỷ luật lao động:
- Nhân sự gồm có:
+) Người sử dụng lao động hoặc người được NSDLĐ uỷ quyền là người chủ trì; người đại diện BCHCĐ cơ sở hoặc BCHCĐ lâm thời trong đơn vị;
+) Đương sự (trừ trường hợp đang thi hành án tù giam);
+) Cha, mẹ hoặc người đỡ đầu hợp pháp nếu đương sự là ngườ i dưới 15 tuổi; người làm chứng (nếu có);
+) Người bào chữa cho đương sự (nếu có);
+) Những người khác do NSDLĐ quyết định (nếu có).
- Người chủ trì tuyên bố lý do và giới thiệu nhân sự.
- Nội dung phiên họp:
+) Đương sự trình bày bản tường trình diễn biến sự việc xảy ra. Trường hợp không có bản tường trình của NLĐ thì người chủ trì trình bày biên bản xảy ra hoặc phát hiện sự việc;
+) Người chủ trì trình bày hồ sơ xử lý kỷ luật;
+) Người làm chứng trình bày (nếu có);
+) Người chủ trì chứng minh lỗi của NLĐ và xác định hành vi vi phạm ứng với hình thức kỷ luật lao động theo quy định của pháp luật được cụ thể hóa trong nội quy lao động;
+) Người đại diện BCHCĐ cơ sở hoặc BCHCĐ lâm thời trong đơn vị, đương sự, người bào chữa cho đương sự (nếu có) nhận xét về nội dung mà người chủ trì chứng minh lỗi của NLĐ và xác định hành vi vi phạm ứng với hình thức kỷ luật lao động đúng hay sai theo quy định của pháp luật, nội quy lao động; kết luận của người chủ trì về hành vi vi phạm kỷ luật ứng với hình thức kỷ luật lao động; thông qua và ký biên bản;
+) NSDLĐ ký quyết định kỷ luật lao động, quyết định tạm đình công việc (nếu có).
b) Hồ sơ được lưu tại đơn vị.
3.Thời hiệu xử lý kỷ luật lao động
1. Thời hiệu xử lý kỷ luật lao động tối đa là 06 tháng, kể từ ngày xảy ra hành vi vi phạm; trường hợp hành vi vi phạm liên quan trực tiếp đến tài chính, tài sản, tiết lộ bí mật công nghệ, bí mật kinh doanh của người sử dụng lao động thì thời hiệu xử lý kỷ luật lao động tối đa là 12 tháng.
2. Khi hết thời gian quy định tại các điểm a, b và c khoản 4 Điều 123 Bộ luật lao động, nếu còn thời hiệu để xử lý kỷ luật lao động thì người sử dụng lao động tiến hành xử lý kỷ luật lao động ngay, nếu hết thời hiệu thì được kéo dài thời hiệu để xử lý kỷ luật lao động nhưng tối đa không quá 60 ngày kể từ ngày hết thời gian nêu trên.
Khi hết thời gian quy định tại điểm d khoản 4 Điều 123 Bộ luật lao động, mà thời hiệu xử lý kỷ luật lao động đã hết thì được kéo dài thời hiệu xử lý kỷ luật lao động nhưng tối đa không quá 60 ngày kể từ ngày hết thời gian nêu trên.
-------------
Câu hỏi - Thời điểm ra quyết định chấm dứt hợp đồng lao động quy định thế nào?
Thưa luật sư. Em là nhân viên đã làm ở một công ty đóng bảo hiểm được 4 năm. Ngày 26/4 em xin nghỉ ở công ty đó. Quy trình bàn giao công việc mất thời gian 1 tháng nên em chính thức nghỉ công ty vào ngày 26/5. Thế nhưng giấy quyết định nghỉ việc của em mãi đến 2/7 mới được chuyển đến tay em và trên đó có ghi ngày ký quyết định là ngày 2/7. Sau đó em ra nơi làm bảo hiểm thất nghiệp nộp đơn thì họ bảo ko nhận vì đòi hỏi trên quyết định nghỉ việc của công ty cũ phải ghi ngày ký quyết đinh ko quá 2 ngày sau khi chính thứ nghỉ việc ( tứ là ngày ghi trên quyết đinh chậm nhất là ngày 28/5 ). Do đó họ không chấp nhận làm thất nghiệp cho em và đòi hỏi phải về công ty cũ xin lại giấy quyết định nghỉ việc. Em xin tư vấn của luật sư về việc như vậy bên họ có làm đúng không và hướng giải quyết của em là gì ạ. Vì em nghỉ công ty cũ rồi nen xin lại giấy quyết định nghỉ việc khó ( tổng công ty của em ở A nhưng chi nhánh của em lại ở B) . Em cảm ơn luật sư ạ.
Trả lời: Cảm ơn anh/chị đã tin tưởng và gửi đề nghị tư vấn đến Công ty Luật Minh Gia, Đối với yêu cầu hỗ trợ của anh/chị chúng tôi tư vấn cụ thể như sau:
Theo thông tinh anh/chị cung cấp thì đã chính thức nghỉ việc kể từ ngày 26/5, nhưng đến ngày 2/7 công ty mới ra quyết định chấm dứt hợp đồng lao động.
Căn cứ theo quy định tại Điều 47 Bộ luật lao động 2012:
"1. Ít nhất 15 ngày trước ngày hợp đồng lao động xác định thời hạn hết hạn, người sử dụng lao động phải thông báo bằng văn bản cho người lao động biết thời điểm chấm dứt hợp đồng lao động.
2. Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động, hai bên có trách nhiệm thanh toán đầy đủ các khoản có liên quan đến quyền lợi của mỗi bên; trường hợp đặc biệt, có thể kéo dài nhưng không được quá 30 ngày.
3. Người sử dụng lao động có trách nhiệm hoàn thành thủ tục xác nhận và trả lại sổ bảo hiểm xã hội và những giấy tờ khác mà người sử dụng lao động đã giữ lại của người lao động.
4. Trong trường hợp doanh nghiệp, hợp tác xã bị chấm dứt hoạt động, bị giải thể, phá sản thì tiền lương, trợ cấp thôi việc, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp và các quyền lợi khác của người lao động theo thoả ước lao động tập thể và hợp đồng lao động đã ký kết được ưu tiên thanh toán"
Căn cứ theo quy định nêu trên thì trong thời hạn 7 ngày làm việc kể từ ngày chấm dứt HĐLĐ thì các bên phải có trách nhiệm thanh toán đầy đủ các khoản có liên quan đến quyền lợi của mỗi bên, trường hợp đặc biệt có thể kéo dài nhưng không được quá 30 ngày. Trường hợp của anh/chị đã chấm dứt HĐLĐ từ ngày 26/5 nhưng đến 2/7 mới ra quyết định chấm dứt Hợp đồng lao động là không hợp lý. Do đó, cơ quan giải quyết trợ cấp thất nghiệp có căn cứ để yêu cầu anh/chị làm lại quyết định chấm dứt HĐLĐ.
Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất