Luật sư Phùng Gái

Trình tự, thủ tục thu hồi đất vì mục đích phát triển kinh tế, xã hội?

Câu hỏi tư vấn: Gia đình tôi có mảnh đất ở với diện tích 300m2 và phần diện tích đất vườn, được mua vào thời điểm trước năm 1993. Đến năm 2005, nhà tôi đã làm được bìa đỏ cho diện tích đất như trên. Đến năm 2007, gia đình có bán 100m2 đất bìa đỏ cho nhà bên cạnh (hàng xóm). Còn lại 200m2 đất ở và đất vườn. Trong năm 2011 có dự thuộc khu vực địa bàn xã tôi, có các vấn đề nảy sinh từ việc tuyến đường điện 110kv như sau

 

1. Hệ thống cột đường dây 110kv đã được thi công xong, chỉ có còn đấu nối dây dẫn là xong; tuyến đường dây này đi qua nhà ông hàng xóm nhà tôi, có ảnh hưởng đến nhà cửa (tại thời điểm này nhà ông hàng xóm vẫn chưa là phải nhà kiên cố). Hội đồng đền bù GPMB của huyện không thuyết phục được gia đình trên di dời hay đền bù không thỏa đáng nên gia đình hàng xóm không chấp nhận. Đến năm 2012-2013, gia đình ông hàng xóm đã xây dựng nhà kiên cố 03 tầng và mái tôn chống nóng. Việc xây dựng nhà của ông hàng xóm vẫn diễn ra bình thường mà không có ý kiến can thiệp của Hội đồng ĐB GPMB huyện hay ý kiến của cấp xã gì cả.

 

Đến nay việc đấu nối đường day 110kv giữa 2 cột điện không thực hiện được do vướng vào nhà ông hàng xóm. Do đó, chủ đầu tư dự án đã điều chỉnh hướng đường dây điện đi qua đất gia đình tôi, chạy dọc theo ngòi thoát nước ra sông, nhưng hành lang an toàn của lưới điện thì vẫn ảnh hưởng đến phần đất vườn của gia đình tôi. Nhưng Hội đồng ĐB GPMB không cho gia đình tôi được bồi thường, hỗ trợ phần đất nằm trong hành lang lưới điện và họ có giải thích là đất hành lang ngòi. Nhưng thực tế từ thời điểm gia đình tôi mua đất và nhà đều không có hành lang ngòi và ngay cả trong bìa đỏ cũng không thể hiện là hành lang ngòi như vậy cho tôi hỏi Luật sư họ làm và giải thích như vậy đã đúng chưa? Luật sư có ý kiến gì về việc di chuyển hướng đường dây điện 110kv, khi ban đầu ảnh hưởng đến 01 hộ dân, khi di chuyển theo hướng mới ảnh hưởng tới 3 gia đình và lại phải thi công thêm cột điện mới. Ý kiến của luật sư như thế nào về việc nhà ông hàng xóm trong giai đoạn dự án đang triển khai mà vẫn cố tình xây dựng trong khi công trình nhà nằm trong diện giải tỏa.

 

2. Vấn đề thứ 2: gia đình tôi muốn hỏi về quy trình thực hiện kiểm đếm của HĐ ĐBGPMB thực hiện: 2.1. Họ vào kiểm đếm mà không thông báo cho thành viên trong gia đình tôi đi kiểm đếm cùng để xác định đất đai, mốc giới, cây cối, kiến trúc ( vào chộm đo dạc đất và đếm tài sản trên đất), gia đình tôi không chống chế, nhưng họ không có sự phối hợp. 2.2. Gia đình không ký biên bản kiểm đếm mà HĐ vẫn lập phương án, dự toán trình Chủ tịch huyện ký duyệt và thông báo báo cho gia đình lên Ubnd xã nhận tiền, phương án đền bù GPMB được phe duyệt cũng không có, không được niêm yết theo trong luật quy định. Dự toán chi tiết cũng không cho gia đình xem hay niêm yết gì cả, chỉ có mỗi cái thông báo công khai Quyết định phe duyệt chi phí ĐB GPMB và kèm theo bảng tổng hợp chi phí.

 

Vậy luật sư cho tôi hỏi  huyện đã làm đúng quy trình chưa? làm như vậy là đúng hay sai? Sai ở điểm nào của Luật? Gia đình tôi có khởi kiện được không? Bởi vì gia đình tôi cũng hiểu được đây là một sự o ép dân thường, gia đình tôi là nông dân thuần tuý. Rất mong được sự tư vấn của Luật sư để đảm bảo quyền lợi sinh sống của gia đình vì mảnh đất gia đình nếu có thêm 1 đường dây điện chạy qua là thành 2 đường dây chạy qua (5kv va 110kv), điều đó ảnh hưởng đến đời sống, sức khỏe các thành viên trong gia đình.

Trên đây là nội dung tư vấn của Luật Minh Gia về vấn đề bạn yêu cầu tư vấn: Trình tự, thủ tục thu hồi đất vì mục đích phát triển kinh tế, xã hội?. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ qua Email hoặc gọi điện đến bộ phận luật sư tư vấn trực tuyến - Số điện thoại liên hệ 1900.6169 để được giải đáp, hỗ trợ kịp thời.

 

Trân trọng cảm ơn Luật sư!

 

Trả lời tư vấn: Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đề nghị tư vấn tới công ty Luật Minh Gia, với trường hợp của bạn chúng tôi tư vấn như sau:

 

Theo quy định của Luật đất đai năm 2013 về thông báo thu hồi đất. Cụ thể:

 

Điều 67. Thông báo thu hồi đất và chấp hành quyết định thu hồi đất vì mục đích quốc phòng, an ninh; phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng

 

1. Trước khi có quyết định thu hồi đất, chậm nhất là 90 ngày đối với đất nông nghiệp và 180 ngày đối với đất phi nông nghiệp, cơ quan nhà nước có thẩm quyền phải thông báo thu hồi đất cho người có đất thu hồi biết. Nội dung thông báo thu hồi đất bao gồm kế hoạch thu hồi đất, điều tra, khảo sát, đo đạc, kiểm đếm.

 

2. Trường hợp người sử dụng đất trong khu vực thu hồi đất đồng ý để cơ quan nhà nước có thẩm quyền thu hồi đất trước thời hạn quy định tại khoản 1 Điều này thì Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền quyết định thu hồi đất mà không phải chờ đến hết thời hạn thông báo thu hồi đất.

 

3. Người có đất thu hồi có trách nhiệm phối hợp với cơ quan, tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng trong quá trình điều tra, khảo sát, đo đạc, kiểm đếm, xây dựng phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư.

...

Như vậy, đối chiếu quy định trên với trường hợp của bạn sẽ phải xác định việc thực hiện dự án làm đường lưới điện phục vụ cho nhà máy đã  có thông báo thu hồi, quyết định thu hồi và lập phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư cho hộ dân nằm trong giải tỏa của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hay chưa. Cụ thể, với trường hợp của gia đình hàng xóm không thực hiện giải tỏa để phục vụ cho dự án đấu nối đường dây 110kv giữa hai cột điện (vẫn tiến hành xây dựng công trình nhà kiên cố khi không có sự đồng ý cơ quan nhà nước) trong khi đã có thông báo, quyết định thu hồi đất là trái quy định pháp luật. Do đó, với trường hợp này cơ quan có thẩm quyền thu hồi đất có quyền áp dụng biện pháp ra quyết định cưỡng chế thu hồi đất.

 

Đối với việc điều chỉnh hướng đường dây nối điện 110kv theo hướng qua đất gia đình bạn, chạy dọc theo ngòi thoát nước ra sông dẫn tới ảnh hưởng tới 3 hộ gia đình thay vì một hộ gia đình như phương án giải quyết ban đầu. Do khi thực hiện việc thay đổi cơ quan nhà nước đã phải xét tới rủi ro, thiệt hại rồi mới ra quyết định điều chỉnh này nên mình cũng không phải đánh giá việc nó có hợp lý hay không mà sẽ để cơ quan có thẩm quyền họ tự làm thực hiện. Ngoài ra, việc thay đổi hướng đường dây nối điện trong đó hành lang an toàn của lưới điện  ảnh hưởng đến phần đất vườn của gia đình sẽ có chính sách hỗ trợ, đền bù cho gia đình. Việc không áp dụng hình thức hỗ trợ, đền bù vì lý do đất thuộc hành lang ngòi khi không đưa ra căn cứ chứng minh là không phù hợp với quy định pháp luật. Theo đó, để bảo vệ quyền lợi của mình thì bạn có quyền làm đơn khiếu nại gửi Chủ tịch ủy ban nhân dân để được giải quyết.

 

- Trình tự, thủ tục thu hồi đất.

 

Điều 69. Trình tự, thủ tục thu hồi đất vì mục đích quốc phòng, an ninh; phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng

 

1. Xây dựng và thực hiện kế hoạch thu hồi đất, điều tra, khảo sát, đo đạc, kiểm đếm được quy định như sau:

...

b) Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm phối hợp với tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng triển khai thực hiện kế hoạch thu hồi đất, điều tra, khảo sát, đo đạc, kiểm đếm;

 

c) Người sử dụng đất có trách nhiệm phối hợp với tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng thực hiện việc điều tra, khảo sát, đo đạc xác định diện tích đất, thống kê nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất để lập phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư;

 

d) Trường hợp người sử dụng đất trong khu vực có đất thu hồi không phối hợp với tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng trong việc điều tra, khảo sát, đo đạc, kiểm đếm thì Ủy ban nhân dân cấp xã, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã nơi có đất thu hồi và tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng tổ chức vận động, thuyết phục để người sử dụng đất thực hiện.

 

Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày được vận động, thuyết phục mà người sử dụng đất vẫn không phối hợp với tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện ban hành quyết định kiểm đếm bắt buộc. Người có đất thu hồi có trách nhiệm thực hiện quyết định kiểm đếm bắt buộc. Trường hợp người có đất thu hồi không chấp hành thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện ban hành quyết định cưỡng chế thực hiện quyết định kiểm đếm bắt buộc và tổ chức thực hiện cưỡng chế theo quy định tại Điều 70 của Luật này.

 

2. Lập, thẩm định phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư được quy định như sau:

 

a) Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng có trách nhiệm lập phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất thu hồi tổ chức lấy ý kiến về phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư theo hình thức tổ chức họp trực tiếp với người dân trong khu vực có đất thu hồi, đồng thời niêm yết công khai phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã, địa điểm sinh hoạt chung của khu dân cư nơi có đất thu hồi.

 

Việc tổ chức lấy ý kiến phải được lập thành biên bản có xác nhận của đại diện Ủy ban nhân dân cấp xã, đại diện Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã, đại diện những người có đất thu hồi.

 

Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng có trách nhiệm tổng hợp ý kiến đóng góp bằng văn bản, ghi rõ số lượng ý kiến đồng ý, số lượng ý kiến không đồng ý, số lượng ý kiến khác đối với phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư; phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất thu hồi tổ chức đối thoại đối với trường hợp còn có ý kiến không đồng ý về phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư; hoàn chỉnh phương án trình cơ quan có thẩm quyền;

 

b) Cơ quan có thẩm quyền thẩm định phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư trước khi trình Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền quyết định thu hồi đất.

 

3. Việc quyết định thu hồi đất, phê duyệt và tổ chức thực hiện phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư được quy định như sau:

 

a) Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền quy định tại Điều 66 của Luật này quyết định thu hồi đất, quyết định phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư trong cùng một ngày;

 

b) Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng có trách nhiệm phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp xã phổ biến và niêm yết công khai quyết định phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã và địa điểm sinh hoạt chung của khu dân cư nơi có đất thu hồi; gửi quyết định bồi thường, hỗ trợ, tái định cư đến từng người có đất thu hồi, trong đó ghi rõ về mức bồi thường, hỗ trợ, bố trí nhà hoặc đất tái định cư (nếu có), thời gian, địa điểm chi trả tiền bồi thường, hỗ trợ; thời gian bố trí nhà hoặc đất tái định cư (nếu có) và thời gian bàn giao đất đã thu hồi cho tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng;

 

Theo đó, Uỷ ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm phối hợp với tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng triển khai thực hiện kế hoạch thu hồi đất, điều tra, khảo sát, đo đạc, kiểm đếm và người có đất bị thu hồi phối hợp với cơ quan chức năng để thực hiện. Nên thông thường khi thực hiện thì cơ quan chức năng sẽ thông báo cho hộ dân có đất bị thu hồi để họ phối hợp giải quyết. Đồng thời, phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã, địa điểm sinh hoạt chung của khu dân cư nơi có đất thu hồi; quyết định phê duyệt phương án bồi thường phải được niêm yết công khai. Do đó, với quy định trên thì thủ tục, quy trình thu hồi đất của Uỷ ban nhân dân huyện bạn chưa đúng quy định pháp luật (vì không thực hiện niêm yết công khai tại nơi cư trú của khu dân cư đối phương án bồi thường, quyết định phê duyệt phương án bồi thường..). Nên trường hợp này bạn có thể làm đơn khiếu nại gửi chủ tịch Uỷ ban nhân cấp huyện để giải quyết.

 
 

Trên đây là nội dung tư vấn của Luật Minh Gia về vấn đề bạn yêu cầu tư vấn: Trình tự, thủ tục thu hồi đất vì mục đích phát triển kinh tế, xã hội?. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ qua Email hoặc gọi điện đến bộ phận luật sư tư vấn trực tuyến - Số điện thoại liên hệ 1900.6169 để được giải đáp, hỗ trợ kịp thời.

 

Trân trọng!
CV P.Gái - công ty Luật Minh Gia.

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Liên hệ tư vấn
Chat zalo