Luật sư Phùng Gái

Trình tự ra quyết định xử lý kỷ luật buộc thôi việc đối với biệt phái viên chức?

Câu hỏi tư vấn: Ông A dạy trường THPT A , vi phạm dạy thêm bị kỉ luật ( khiển trách). Sở giáo dục ra quyết định điều động ông A về trường THPT B cùng thành phố và thôi trả lương ở trường A.

 

Nhưng ông A đến trường B chỉ trình quyết định và không thực hiện nhiệm vụ giảng dạy, ông nói đã có đơn xin thôi việc gửi sở giáo dục đào tạo rồi và thời gian trôi quá 30 ngày từ khi điều động về trường B mà ông vẫn không có mặt, cũng chưa có quyết định thôi việc của giám đốc sở, trường B vẫn có tờ trình lên sở giáo dục về vụ việc ông A. Vậy xin quý công ty tư vấn giúp hiệu trưởng trường B xử lí như thế nào hợp tình và hợp lí nhất . Trân thành cảm ơn!

 

Trả lời tư vấn: Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đề nghị tư vấn tới công ty Luật Minh Gia, với trường hợp của bạn chúng tôi tư vấn như sau:

 

Theo thông tin cung cấp thì ông A sau khi có quyết định biệt phái tới trường THPT B đã không có mặt tại trường (30 ngày từ ngày có quyết định biệt phái từ trường THPT A) để nhận quyết định và lịch phân công giảng dạy của mình tại đơn vị mới này trong khi không có lý do chính. Do đó, với hành vi vi phạm trên thì trường B có thể áp dụng hình thức xử lý kỷ luật buộc thôi việc (vì nghỉ quá không lý do quá thời gian 7 ngày trong một tháng làm việc) với ông A theo quy định Luật viên chức năm 2010 và văn bản hướng dẫn liên quan. Cụ thể:

 

Điều 52. Các hình thức kỷ luật đối với viên chức

 

1. Viên chức vi phạm các quy định của pháp luật trong quá trình thực hiện công việc hoặc nhiệm vụ thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm, phải chịu một trong các hình thức kỷ luật sau:

..

d) Buộc thôi việc.

 

Đồng thời, Nghị định 27/2012/NĐ-CP về xử lý kỷ luật viên chức và trách nhiệm bồi thường, hoàn trả của viên chức. Cụ thể: 

 

Điều 13. Buộc thôi việc 

 

Hình thức kỷ luật buộc thôi việc áp dụng đối với viên chức có một trong các hành vi vi phạm pháp luật sau đây: 
...

5. Tự ý nghỉ việc, tổng số từ 07 ngày làm việc trở lên trong một tháng hoặc từ 20 ngày làm việc trở lên trong một năm mà không có lý do chính đáng được tính trong tháng dương lịch; năm dương lịch; 


..

Tuy nhiên, do được biệt phái tới đơn vị nên để giải quyết việc xem xét áp dụng hình thức xử lý kỷ luật đối với ông A thì trước tiên đơn vị trường THPT B phải thực hiện các bước theo quy định từ Điều 15 đến Điều 19 Nghị đình số 27/2012/NĐ-CP này. Cụ thể:

 

 + Tổ chức cuộc họp kiểm điểm đối với hành vi vi phạm và yêu cầu ông A phải lập bản tự kiểm điểm và tự nhận hình thức kỷ luật, trường hợp ông A không lập thì cuộc họp kiểm điểm vẫn được tiến hành. Trong thời gian 3 ngày làm việc biên bản cuộc họp sẽ được gửi chủ tịch Hội đồng kỷ luật để tổ chức xem xét kỷ luật; 

 

+ Sau đó thành lập hội đồng kỷ luật và tổ chức cuộc họp hội đồng kỷ luật (có biên bản cuộc họp).  

 

Thời điểm ra được biên bản cuộc họp hội đồng kỷ luật thì trường B có trách nhiệm gửi biên bản này kèm theo hồ sơ xử lý kỷ luật gửi về trường THPT A (nơi ra quyết định biệt phái đối với ông A) để ra quyết định kỷ luật theo thẩm quyền.

 

Điều 14. Thẩm quyền xử lý kỷ luật

...

3. Đối với viên chức biệt phái, người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị nơi viên chức được cử đến biệt phái tiến hành xem xét xử lý kỷ luật, đề nghị hình thức kỷ luật và gửi hồ sơ xử lý kỷ luật về đơn vị sự nghiệp công lập cử viên chức biệt phái để ra quyết định kỷ luật theo thẩm quyền.

 

 

Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề bạn quan tâm. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ qua Email hoặc gọi điện đến Tổng đài luật sư tư vấn luật trực tuyến - 1900.6169 để được giải đáp, hỗ trợ kịp thời

 

Trân trọng

CV P.Gái - Công ty Luật Minh Gia

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Liên hệ tư vấn
Chat zalo