Trình tự giải quyết tranh chấp đất đai theo quy định của pháp luật
Cậu kết hôn lần 2. Lần này lại tan vỡ. Cậu làm giấy ly dị và trả lại nhà - đất cho Dì. Nhưng về phía gia đình mợ, làm công nhân viên chức, công an, tư pháp xã huyện,..luôn gây khó khăn trong quá trình hòa giải hai bên gia đình. Bản thân mợ không chịu ký đơn và đơn phương không chịu trả lại đất và muốn chiếm dụng căn nhà. Hòa giải bất thành. Dì em làm thủ tục hành chính nhờ cấp xã, phường giải quyết. Nhưng đến thời điểm hiên tại hơn 1 tháng vẫn chưa được giải quyết. Em mong đoàn luật sư tư vấn
+ Dì em liệu hoàn toàn có thể đúng nếu sử dụng và giải quyết được tranh chấp trên?
+ Cấp xã kéo dài không giải quyết, cũng không chuyển lên huyện để thụ lý. Vậy phải làm thế nào để nhanh chóng xử lý được vụ việc này?
Trả lời: Cảm ơn chị đã tin tưởng và gửi yêu cầu tới công ty Luật Minh Gia! Sau đây, theo quy định tại khoản 16 Điều 3 Luật đất đai 2013 về giải thích từ ngữ như sau:
"...
16. Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất là chứng thư pháp lý để Nhà nước xác nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất hợp pháp của người có quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và quyền sở hữu tài sản khác gắn liền với đất.
...”.
theo thông tin chị cung cấp thửa đất đang tranh chấp đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ( sổ đỏ) mang tên dì của chị. Theo quy định của pháp luật, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là chứng thu pháp lý để Nhà nước xác nhận quyền sử dụng đất. Cá nhân được nhà nước cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất sẽ được pháp luật bảo vệ, đảm bảo quyền sở hữu quyền sử dụng đất.Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất mang tên của dì chị sẽ là chứng cứ quan trọng nhằm giải quyết tranh chấp trên.
Tiếp theo, về thủ tục giải quyết tranh chấp đất đai theo quy định tại Điều 202 về hòa giải tranh chấp đất đai:
"1. Nhà nước khuyến khích các bên tranh chấp đất đai tự hòa giải hoặc giải quyết tranh chấp đất đai thông qua hòa giải ở cơ sở.
2. Tranh chấp đất đai mà các bên tranh chấp không hòa giải được thì gửi đơn đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất tranh chấp để hòa giải.
3. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm tổ chức việc hòa giải tranh chấp đất đai tại địa phương mình; trong quá trình tổ chức thực hiện phải phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã và các tổ chức thành viên của Mặt trận, các tổ chức xã hội khác. Thủ tục hòa giải tranh chấp đất đai tại Ủy ban nhân cấp xã được thực hiện trong thời hạn không quá 45 ngày, kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai”.
Tranh chấp đất đai được nhà nước khuyến khích các bên tranh chấp đất đai tự hòa giải hoặc giải quyết tranh chấp đất đai thông qua hòa giải ở cơ sở. Tuy nhiên, thủ tục hòa giải tại cơ sở không bắt buộc.
Trường hợp các bên không tự giải quyết được thì sẽ gửi đơn đến UBND cấp xã nơi có đất tranh chấp để hòa giải. Đây là thủ tục bắt buộc để giải quyết tranh chấp trước khi gửi đơn tới Tòa án hoặc UBND cấp trên để giải quyết. Theo quy định tại khoản 3 Điều 202 Luật đất đai 2013 thì trong thời hạn không quá 45 ngày, kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai, chủ tịch ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm tổ chức việc hòa giải tranh chấp đất đai tại địa phương. Nếu quá thời hạn trên, UBND xã không giải quyết tranh chấp, dì của chị có quyền gửi đơn khiếu nại yêu cầu UBND giải quyết tranh chấp đúng quy định của pháp luật.
Trong trường hợp UBND xã giải quyết tranh chấp, tuy nhiên hòa giải không thành dì của chị có quyền gửi đơn khởi kiện, cùng toàn bộ hồ sơ tới Tòa án quận, huyện nơi có thửa đất nhằm giải quyết tranh chấp đất đai. Lưu ý trong hồ sơ gửi Tòa án giải quyết cần quyết định hòa giải không thành của UBND cấp xã ký, đóng dấu theo quy định Điều 203 Thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai:
"Tranh chấp đất đai đã được hòa giải tại Ủy ban nhân dân cấp xã mà không thành thì được giải quyết như sau:
1.Tranh chấp đất đai mà đương sự có Giấy chứng nhận hoặc có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật này và tranh chấp về tài sản gắn liền với đất thì do Tòa án nhân dân giải quyết”.
Về trình tự, thủ tục giải quyết ly hôn: Ngoài trường hợp thuận tình ly hôn ( cần chữ ký, ý kiến của cả hai bên) thì pháp luật còn quy định về trường hợp đơn phương ly hôn
Trân trọng!
Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất