Hoàng Thị Nhàn

Tranh chấp đất đai có nguồn gốc từ bố mẹ, đã có sổ đỏ của 1 trong số các con

Ông bà tôi có 5 người con (ba tôi, 1 bác gái và 3 cô trong đó 1 cô hiện mất tích đã có tuyên bố của tòa án là mất tích)

 

Nội dung yêu cầu:  Thưa Luật sư! Ông bà tôi có 5 người con (ba tôi, 1 bác gái và 3 cô trong đó 1 cô hiện mất tích đã có tuyên bố của tòa án là mất tích). năm 1984 ông tôi mất, không để lại di chúc, bà nội tôi cùng gia đình tôi và cô út chưa lập gia đình cùng sinh sống trên mảnh đất có nguồn gốc từ ông nội (ko có sổ đỏ mang tên ông). năm 1993 có đợt cấp sổ đỏ và chính quyền địa phương cấp sổ đỏ cho ba tôi trên toàn bộ diện tích. cùng năm đó gia đình tôi tách hộ khẩu (thời điểm cấp sổ đỏ sau khi tách hộ khẩu khoảng 1 tháng: tức là năm 1993 trên cùng 1 mảnh đất có 2 hộ khẩu: bà và cô út chưa lập gia đình 1 sổ, bố mẹ và các chị em tôi 1 sổ), ba tôi là người đóng nghiã vụ thuế quỹ từ năm đó tới nay do bà tôi đã già và cô út tôi đi làm ăn xa trong nhiều năm còn các cô và bác gái đã đi lập gia đình trước năm 1987. năm 2010 bà nội tôi mất không để lại di chúc, cô út cũng đi lập gia đình. Hiện mảnh đất đó vẫn có ngôi nhà trước bà nội tôi ở, nhà ba tôi xây dựng năm 1991 cũng nằm trên mảnh đất này. năm 2006 cô út tôi yêu cầu ba tôi chuyển nhượng một phần diện tích đất cho cô bao gồm ngôi nhà cũ mà cô và bà đang ở tuy nhiên thỏa thuận không thành và việc chuyển nhượng chưa xảy ra. sau đó có hòa giải của ủy ban ND cấp xã trong đó ba tôi cam kết để lại ngôi nhà cho cô tôi sử dụng và không được quyền sang nhượng ngôi nhà này: có xác nhận của các cô, bác và ba tôi cùng chính quyền địa phương. năm 2014 các cô cùng bác của tôi khởi kiện ra tóa án ND Huyện yêu cầu chia di sản thừa kế là quyền sử dụng đất cùng một số tài sản từ thời ông bà: sân gạch, bể nước (sân đã lấp để tôn cao tránh ngập, bể đã hư hỏng không đựng nước được và ba tôi đã phá bỏ năm 2011 để lấy chỗ trồng rau). Cùng thời điềm đó UBND huyện ra quyết định thu hồi sổ đỏ đã cấp cho ba tôi năm 1993 với lý do cấp không đúng quy trình. Tòa án đã thụ lý và đang tiến hành các thủ tục để tiến đến hòa giải. Vậy quý Luật sư cho tôi hỏi: trường hợp thu hồi sổ đỏ của ba tôi có đúng luật không, các cô và bác tôi khởi kiện có đúng luật không vì trước đó đã có hòa giải tại UBND xã và các cô bác cùng ba tôi đã nhất trí, việc hòa giải hay không hòa giải được tại tòa có ảnh hưởng thế nào đến gia đình tôi, gia đình tôi đã sinh sống trên đất đó và ba tôi đã làm nhà từ 1991 có được giữ lại ngôi nhà đó không và việc giải quyết vụ việc này tòa sẽ phải dựa trên những căn cứ của bộ luật nào! Tôi xin chân thành cảm ơn Luật sư!

 

Trả lời: Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến Công ty Luật Minh Gia. Trường hợp của bạn chúng tôi xin tư vấn như sau:

 

Vấn đề thu hồi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ).

 

Luật Đất đai 2013 quy định:

 

Điều 106. Đính chính, thu hồi Giấy chứng nhận đã cấp

 

2. Nhà nước thu hồi Giấy chứng nhận đã cấp trong các trường hợp sau đây:

 

d) Giấy chứng nhận đã cấp không đúng thẩm quyền, không đúng đối tượng sử dụng đất, không đúng diện tích đất, không đủ điều kiện được cấp, không đúng mục đích sử dụng đất hoặc thời hạn sử dụng đất hoặc nguồn gốc sử dụng đất theo quy định của pháp luật đất đai, trừ trường hợp người được cấp Giấy chứng nhận đó đã thực hiện chuyển quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất theo quy định của pháp luật đất đai.

 

3. Việc thu hồi Giấy chứng nhận đã cấp đối với trường hợp quy định tại điểm d khoản 2 Điều này do cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất quy định tại Điều 105 của Luật này quyết định sau khi đã có kết luận của cơ quan thanh tra cùng cấp, văn bản có hiệu lực của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về giải quyết tranh chấp đất đai.

 

Nghị định 43/2014 hướng dẫn về điểm d khoản 2 điều 106 như sau:

 

a) Trường hợp cơ quan điều tra, cơ quan thanh tra có văn bản kết luận Giấy chứng nhận đã cấp không đúng quy định của pháp luật đất đai thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền có trách nhiệm xem xét, nếu kết luận đó là đúng thì quyết định thu hồi Giấy chứng nhận đã cấp; trường hợp xem xét, xác định Giấy chứng nhận đã cấp là đúng quy định của pháp luật thì phải thông báo lại cho cơ quan điều tra, cơ quan thanh tra;

 

b) Trường hợp cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất phát hiện Giấy chứng nhận đã cấp không đúng quy định của pháp luật đất đai thì thông báo bằng văn bản cho cơ quan thanh tra cùng cấp thẩm tra; nếu kết luận là Giấy chứng nhận đã cấp không đúng quy định của pháp luật thì thông báo cho người sử dụng đất biết rõ lý do; sau 30 ngày kể từ ngày gửi thông báo cho người sử dụng đất mà không có đơn khiếu nại thì ra quyết định thu hồi Giấy chứng nhận đã cấp;

 

đ) Trường hợp người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất không đồng ý với việc giải quyết của cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại các Điểm a, b và c Khoản này thì có quyền khiếu nại theo quy định của pháp luật về khiếu nại”.

 

Theo quy định trên thì  UBND huyện ra quy định thu hồi sổ đỏ của gia đình bạn do cấp không đúng trình tự, quy định là hoàn toàn có căn cứ bởi: Mảnh đất có nguồn gốc sử dụng từ ông nội bạn, khi ông mất (không có di chúc) thì mảnh đất đó phải được chia đều cho vợ và các con. Trên thực tế thì mảnh đất đó chưa chia, cũng như chưa có thỏa thuận giữa các đồng thừa kế về việc ai sử dụng mảnh đất mà cơ quan có thẩm quyền đã cấp sổ đỏ cho bố bạn với diện tích toàn bộ mảnh đất.

 

Vấn đề khởi kiện chia di sản thừa kế của Ông, bà  nội.

 

Bộ Luật Dân sự 2005 quy định:

 

Điều 645. Thời hiệu khởi kiện về thừa kế

 

Thời hiệu khởi kiện để người thừa kế yêu cầu chia di sản, xác nhận quyền thừa kế của mình hoặc bác bỏ quyền thừa kế của người khác là mười năm, kể từ thời điểm mở thừa kế.

 

Nghị định 43/2014 quy định tại điều 88 về Thủ tục hòa giải tranh chấp đất đai

 

“4. Trường hợp hòa giải thành mà có thay đổi hiện trạng về ranh giới sử dụng đất, chủ sử dụng đất thì Ủy ban nhân dân cấp xã gửi biên bản hòa giải thành đến cơ quan có thẩm quyền để giải quyết theo quy định tại Khoản 5 Điều 202 của Luật Đất đai.

 

Trường hợp hòa giải không thành hoặc sau khi hòa giải thành mà có ít nhất một trong các bên thay đổi ý kiến về kết quả hòa giải thì Ủy ban nhân dân cấp xã lập biên bản hòa giải không thành và hướng dẫn các bên tranh chấp gửi đơn đến cơ quan có thẩm quyền giải quyết tranh chấp tiếp theo”.

 

Điều 205 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 quy định về việc hòa giải tại tòa: “Trong thời hạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm vụ án, Tòa án tiến hành hòa giải để các đương sự thỏa thuận với nhau về việc giải quyết vụ án, trừ những vụ án không được hòa giải hoặc không tiến hành hòa giải được quy định tại Điều 206 và Điều 207 của Bộ luật này hoặc vụ án được giải quyết theo thủ tục rút gọn”.

 

Theo quy định trên thì thời hiệu khởi kiện yêu cầu chia di sản thừa kế của ông bạn đã hết. Việc khởi kiện chia di sản thừa kế của cô, bác là khởi kiện yêu cầu chia di sản thừa kế của bà. Và trong vụ việc của gia đình bạn bắt buộc phải hòa giải tại tòa án. Nếu các bên hòa giải không thành, tòa sẽ căn cứ vào các quy định của pháp luật dân sự cũng như đất đai để mở phiên tòa xét xử sơ thẩm.

 

Cv. Lê Minh – Luật Minh Gia

 

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Đặt câu hỏi tư vấn
Chat zalo