Trần Phương Hà

Trách nhiệm khấu trừ thuế Thu nhập cá nhân của tổ chức, doanh nghiệp trả tiền lương, tiền công

Luật sư tư vấn về vấn đề trách nhiệm khấu trừ thuế thu nhập cá nhân của doanh nghiệp khi trả tiền lương, tiền công theo quy định pháp luật hiện hành. Các loại thu nhập phải khấu trừ thuế bao gồm những loại thu nhập nào? Để tìm hiểu về chi tiết về vấn đề này, bạn có thể tham khảo nội dung tư vấn như sau:

1. Tư vấn về trách nhiệm khấu trừ thuế thu nhập cá nhân của doanh nghiệp khi trả tiền lương, tiền công

Khấu trừ thuế là việc doanh nghiệp trả thu nhập thực hiện tính trừ số thuế phải nộp vào thu nhập của người nộp thuế trước khi trả thu nhập. Vậy trách nhiệm khấu trừ thuế thu nhập cá nhân của doanh nghiệp được quy định cụ thể như nào? Nếu bạn chưa tìm hiểu quy định pháp luật về vấn đề này, bạn có thể liên hệ tới Luật Minh Gia bằng cách gửi câu hỏi tư vấn hoặc Gọi: 1900.6169, luật sư sẽ tư vấn cho bạn những nội dung như sau:

+ Các khoản thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân;

+ Tỷ lệ khấu trừ thuế thu nhập cá nhân;

+ Trách nhiệm khấu trừ thuế thu nhập cá nhân của doanh nghiệp khi trả tiền lương, tiền công;

Dưới đây là bài tư vấn Luật Minh Gia xin được chia sẻ với bạn đọc quy định về trách nhiệm khấu trừ thuế thu nhập cá nhân của doanh nghiệp:

2. Trách nhiệm khấu trừ thuế thu nhập cá nhân của doanh nghiệp khi trả tiền lương, tiền công

Hỏi: Nay Công ty tôi có 1 số thắc mắc về hợp đồng thời vụ và cách tính thuế TNCN của hợp đồng này cụ thể như sau: 

Cty có ký 20 hợp đồng thời vụ với 20 người khoán trọn gói 20.000 sản phẩm may gia công, chi tiết như sau :- Thời hạn: 10/07/2017 – 15/07/2017 (06 ngày),Giá trị hợp đồng : 300.000đ / ngày / người,Thanh toán: vào ngày cuối cùng của hợp đồng.,Thuế TNCN: Cty sẽ không khấu trừ thuế TNCN 10% do chưa đến mức phải nộp 2.000.000đ / lần

Sau thời hạn này, nếu Cty có đơn hàng tiếp thì sẽ ký tiếp hợp đồng thời vụ với nhóm 20 người này từ 24/07/2017 – 29/07/2017 (06 ngày)Trong tương lai, nếu Cty có đơn hàng tiếp thì sẽ ký tiếp hợp đồng thời vụ với nhóm 20 người này từ 07/08/2017 – 12/08/2017 (06 ngày)………

HỎI : - Cty ký trên 2 hợp đồng thời vụ không liên tiếp như trên có phù hợp với luật lao động hay không ? - Cty không khấu trừ thuế TNCN 10% như thế có phù hợp với quy định của luật thuế TNCN hay không

Trả lời: Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi đến công ty Luật Minh Gia. Chúng tôi xin trả lời như sau:

Thứ nhất, về vấn đề ký kết hợp đồng lao động

Theo Điều 22 Bộ luật lao động 2012 quy định  “1. Hợp đồng lao động phải được giao kết theo một trong các loại sau đây:

a) Hợp đồng lao động không xác định thời hạn;

Hợp đồng lao động không xác định thời hạn là hợp đồng mà trong đó hai bên không xác định thời hạn, thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng.

b) Hợp đồng lao động xác định thời hạn;

Hợp đồng lao động xác định thời hạn là hợp đồng mà trong đó hai bên xác định thời hạn, thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng trong khoảng thời gian từ đủ 12 tháng đến 36 tháng.

c) Hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng.

2. Khi hợp đồng lao động quy định tại điểm b và điểm c khoản 1 Điều này hết hạn mà người lao động vẫn tiếp tục làm việc thì trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày hợp đồng lao động hết hạn, hai bên phải ký kết hợp đồng lao động mới; nếu không ký kết hợp đồng lao động mới thì hợp đồng đã giao kết theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều này trở thành hợp đồng lao động không xác định thời hạn và hợp đồng đã giao kết theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều này trở thành hợp đồng lao động xác định thời hạn với thời hạn là 24 tháng.”

Trường hợp hai bên ký kết hợp đồng lao động mới là hợp đồng xác định thời hạn thì cũng chỉ được ký thêm 01 lần, sau đó nếu người lao động vẫn tiếp tục làm việc thì phải ký kết hợp đồng lao động không xác định thời hạn”

Như vậy, Công ty chỉ được ký lại hợp đồng thời vụ  thêm 1 lần, sau đó công ty phải ký kết hợp đồng lao đông không xác định thời hạn. Nếu công ty ký kết thêm 2 lần hợp đồng thời vụ là trái với quy định của pháp luật.

Thứ hai, vấn đề khấu trừ thuế TNCN

Các trường hợp công ty thực hiện khấu trừ thuế được quy định tại Điều 28 Nghị định 65/2013/NĐ-CP bao gồm “1. Khấu trừ thuế là việc tổ chức, cá nhân trả thu nhập thực hiện tính trừ số thuế phải nộp vào thu nhập của người nộp thuế trước khi trả thu nhập.

2. Các loại thu nhập phải khấu trừ thuế:

a) Thu nhập của cá nhân không cư trú, bao gồm cả trường hợp không hiện diện tại Việt Nam;

b) Thu nhập từ tiền lương, tiền công, tiền thù lao, kể cả tiền thù lao từ hoạt động môi giới;

c) Thu nhập của cá nhân từ hoạt động đại lý bảo hiểm, đại lý xổ số, bán hàng đa cấp;

d) Thu nhập từ đầu tư vốn;

đ) Thu nhập từ chuyển nhượng vốn của cá nhân không cư trú, chuyển nhượng chứng khoán;

e) Thu nhập từ trúng thưởng;

g) Thu nhập từ bản quyền;

h) Thu nhập từ nhượng quyền thương mại.

Trách nhiệm khấu trừ thuế khi trả thu nhập cho cho cá nhân như sau của công ty được quy định tại Khoản 1 Điều 31 Nghị định 65/2013/NĐ-CP như sau

a) Đối với thu nhập từ tiền lương, tiền công của cá nhân có ký hợp đồng lao động: Hàng tháng tổ chức, cá nhân chi trả thu nhập khấu trừ thuế của từng cá nhân căn cứ vào thu nhập tính thuế tháng và biểu thuế Lũy tiến từng phần; tạm tính giảm trừ gia cảnh theo bản khai của người nộp thuế để tính số thuế phải nộp trong tháng, thực hiện khấu trừ thuế và không phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc khai tạm tính giảm trừ gia cảnh này. Tổ chức, cá nhân trả thu nhập thực hiện khai thuế, nộp thuế vào ngân sách nhà nước theo quy định tại Khoản 1, Khoản 2 Điều 30 Nghị định này và theo quy định của pháp luật về quản lý thuế.

b) Đối với các khoản tiền công, tiền chi khác cho cá nhân không ký hợp đồng lao động: Tổ chức, cá nhân chỉ trả thu nhập có trách nhiệm tạm khấu trừ thuế theo tỷ lệ 10% trên số thu nhập trả cho cá nhân. Cá nhân có thu nhập tạm khấu trừ thuế quy định tại Khoản này không phải khai thuế theo tháng.

Bộ Tài chính quy định cụ thể mức thu nhập làm cơ sở khấu trừ thuế, tạm khấu trừ theo tỷ lệ quy định tại Điểm này

Như vây công ty phải khấu trừ thuế TNCN theo quy định của pháp luật.

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Liên hệ tư vấn
Chat zalo