Trách nhiệm hình sự và dân sự khi gây tai nạn giao thông như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Trách nhiệm pháp lý khi gây tai nạn giao thông
Câu hỏi:
Tôi xin chào văn phòng luật sư! Tôi có việc xin tư vấn Văn phòng luật sư như sau: Tôi điều khiển xe ô tô tải 2.25 tấn. Khoảng 21 giờ ngày 07/8/2017 (trời khô ráo, mật độ phương tiện giao thông thưa thớt) Khi tôi điều khiển xe ô tô qua ngã ba giữa Quốc lộ 39A và đường mới ADB, tôi điều khiển xe ô tô đi gần hết làn đường xe cơ giới (của Quốc Lộ 39A để sang đường ADB) thì xảy ra va chạm với 01 xe máy. Khi tôi điều khiển xe ô tô tải qua ngã ba tôi quan sát thấy xe máy cách ngã 3 khoảng 200 mét. Trên xe có hai thanh niên: 1 người bị gãy tay phải, gãy chân trái. 1 người bị chấn thương sọ não, gãy tay trái, gãy cổ chân trái, gẫy đùi trái (hiện giờ vẫn chưa thể giao tiếp được - người này sinh năm 2002 - khả năng cao là người điều khiển xe máy). Vị trí va chạm: xe máy đâm trực tiếp vào cửa phụ bên phải của xe tôi). Xe máy di chuyển với vận tốc rất nhanh (khoảng 60km/h - 70km/h), hai thanh niên trên đều không đội mũ bảo hiểm. Trên đây là toàn bộ sự việc. Tôi phải chịu trách nhiệm hình sự như thế nào? và phải bồi thường ra sao cho 2 người thanh niên đã đi xe máy đâm vào xe tôi? người thanh niên lái xe máy chưa có bằng lái xe phải chịu trách nhiệm thế nào? Tôi xin nhờ vào sự tư vấn của Văn phòng luật sư. Tôi xin chân thành cảm ơn!
Trả lời tư vấn:
Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi yêu cầu tư vấn tới Công ty Luật Minh Gia, trường hợp này chúng tôi tư vấn cho bạn như sau:
Thứ nhất, về trách nhiệm hình sự
Căn cứ theo quy định tại Bộ luật Hình sự:
"Tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ
1. Người nào điều khiển phương tiện giao thông đường bộ mà vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ gây thiệt hại cho tính mạng hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức khoẻ, tài sản của người khác, thì bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến năm năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm:
a) Không có giấy phép hoặc bằng lái xe theo quy định;
b) Trong khi say rượu hoặc say do dùng các chất kích thích mạnh khác;
...
đ) Gây hậu quả rất nghiêm trọng.
3. Phạm tội gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm.
4. Vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ mà có khả năng thực tế dẫn đến hậu quả đặc biệt nghiêm trọng nếu không được ngăn chặn kịp thời, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến một năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm.
5. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm."
Như vây, nếu trong trường hợp này khi điều khiển phương tiện bạn có vi phạm về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ hành vi này là nguyên nhân trực tiếp gây thiệt hại nghiêm trọng theo quy định của pháp luật thì phải chịu trách nhiệm hình sự.
Theo quy định tại Khoản 4.1 Điều 4 Phần 1 Nghị quyết 02/2003/NQ-HĐTP gây hậu quả nghiêm trọng được hiểu là:
"4.1. Người điều khiển phương tiện giao thông đường bộ mà vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ nếu chỉ căn cứ vào thiệt hại xảy ra, thì gây thiệt hại cho tính mạng hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức khoẻ, tài sản của người khác thuộc một trong các trường hợp sau đây phải chịu trách nhiệm hình sự theo khoản 1 Điều 202 Bộ luật Hình sự:
a. Làm chết một người;
b. Gây tổn hại cho sức khoẻ của một đến hai người với tỷ lệ thương tật của mỗi người từ 31% trở lên;
...
e. Gây thiệt hại về tài sản có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng."
Thứ hai, về bồi thường khi gây thiệt hại
Căn cứ theo quy định tại Khoản 1 Điều 584 Bộ luật dân sự 2015:
"1. Người nào có hành vi xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của người khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường, trừ trường hợp Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định khác."
Việc bồi thường dựa trên nguyên tắc theo Điều 585 Bộ luật dân sự 2015, cụ thể như sau:
"1. Thiệt hại thực tế phải được bồi thường toàn bộ và kịp thời. Các bên có thể thỏa thuận về mức bồi thường, hình thức bồi thường bằng tiền, bằng hiện vật hoặc thực hiện một công việc, phương thức bồi thường một lần hoặc nhiều lần, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
2. Người chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại có thể được giảm mức bồi thường nếu không có lỗi hoặc có lỗi vô ý và thiệt hại quá lớn so với khả năng kinh tế của mình.
3. Khi mức bồi thường không còn phù hợp với thực tế thì bên bị thiệt hại hoặc bên gây thiệt hại có quyền yêu cầu Tòa án hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác thay đổi mức bồi thường.
4. Khi bên bị thiệt hại có lỗi trong việc gây thiệt hại thì không được bồi thường phần thiệt hại do lỗi của mình gây ra.
5. Bên có quyền, lợi ích bị xâm phạm không được bồi thường nếu thiệt hại xảy ra do không áp dụng các biện pháp cần thiết, hợp lý để ngăn chặn, hạn chế thiệt hại cho chính mình."
Do vậy, nếu việc va chạm này được xác định là hành vi gây thiệt hại thì phải bồi thường.
---
2. Tư vấn về trách nhiệm khi gây tai nạn giao thông
Câu hỏi:
Cho em hỏi: Em có qua đường ở quốc lộ 1A, có xi nhan xin sang đường nhưng ở chổ khu vực không cho qua, em nhìn thấy anh đó ở xa nghĩ khoảng cách an toàn nên em qua. Có anh chạy xe với tốc độ vượt quá quy định cho phép, ở làn đường ô tô rồi bất ngờ đâm vào xe của em. vào bệnh viện bác sỹ xét nghiệm máu và nước tiểu dương tính với ma túy. Hiện giờ anh đang nằm bệnh viện mổ gan và phẫu thuật chân. Như trường hợp của em anh kia không chêt (chết) em sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự không và mức bôi thường như thế nào?
Về phía xe tải, lúc đó xe không ngừng lại mà chạy luôn nhưng đã bị công an bắt được. Vậy sẽ xe tải sẽ bị xử lý sao ạ? Trong khi chờ đợi em xin chân thành cảm ơn!
Trả lời:
Chào bạn, đối với yêu cầu hỗ trợ của bạn chúng tôi đã tư vấn một số trường hợp tương tự thông qua một số bài viết cụ thể sau đây:
- Tư vấn trách nhiệm bồi thường khi gây tai nạn giao thông
- Tư vấn về trách nhiệm khi xảy ra tai nạn giao thông
- Hỏi về tháng tiền lương tối thiểu khi bồi thường tai nạn giao thông
Về trách nhiệm hình sự, nếu kết luận của cơ quan điều tra là việc bạn vi phạm luật giao thông là nguyên nhân trực tiếp gây ra tai nạn gây thiệt hại nghiêm trọng đến sức khỏe hoặc tính mạng của người bị hại thì bạn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Về người lái xe có thể phải chịu trách nhiệm bồi thường cho các bạn và có thể phải chịu trách nhiệm hình sự tùy theo mức độ nghiêm trọng của thiệt hại về sức khỏe hoặc tài sản của các bạn.
--
3. Bồi thương thế nào khi tai nạn do lỗi của cả hai bên.
Câu hỏi:
Xin chào luật sư! Mẹ em đi xe đạp sang đường để mua thuốc sau đó bị xe máy đâm vào và được người dân đưa vào viên cấp cứu. Hiện tại mẹ em bí gãy xương sườn, gãy xương ngón tay, gãy xương mặt, chấn thương phần mềm nhiều chỗ đầu có ổ dịch, hôm đầu theo dõi chảy máu trong não nhưng hiện tại phim chụp không còn bị máu trong não. Người đâm vào mẹ em cũng vào viện nhưng nhẹ hơn, không bị làm sao. Vậy gia đình xin hỏi luật sư trong trường hợp này nếu không dàn xếp được tình cảm đôi bên mà phải ra pháp luật giải quyết thì sẽ giải quyết như thế nào, Phí mà hai bên phải chịu như thế nào ạ, mẹ em có được bồi thường không, và mức độ có thể được bao nhiêu ạ, em xin cảm ơn luật sư.
Trả lời:
Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi đề nghị tư vấn đến Công ty Luật Minh Gia, Đối với yêu cầu hỗ trợ của bạn chúng tôi đã tư vấn một số trường hợp tương tự sau đây:
- Tư vấn trách nhiệm bồi thường khi gây tai nạn giao thông
- Tư vấn về tai nạn giao thông có yếu tỗ lỗi của cả hai bên
- Hỏi tư vấn về kiện người gây tai nạn giao thông?
Ngoài ra, Anh/chị có thể tham khảo thêm qua một số văn bản pháp luật sau đây có quy định và hướng dẫn đối với trường hợp của anh chị: Bộ luật dân sự; Bộ luật hình sự,...
Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hộ trợ pháp lý khác Anh/chị vui lòng liên hệ bộ phận luật sư trực tuyến của chúng tôi để được giải đáp
Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất