Nguyễn Thu Trang

Trách nhiệm hình sự đối với hành vi xâm hại sức khỏe người khác

Tư vấn về trách nhiệm hình sự đối với người có hành vi cố ý xâm hại sức khỏe người khác gây ra mức thương tật từ 11% trở lên bằng hung khí nguy hiểm và các tình tiết được giảm nhẹ tội theo quy định của pháp luật hiện hành. Cụ thể như sau:

 

Nội dung tư vấn: Xin chào luật sư! Tôi muốn trình bày vụ việc này và xin hỏi nếu bên bị thương khởi kiện thì người gây ra phải chịu mức phạt như thế nào và có thể giảm tội hay không có tội được không ạ? Khi 2 người là A và B cãi nhau,bạn của A là C tình cờ thấy nên vào can ngăn khuyên A về nhưng khi A thấy C cầm theo dao lê thì thách đố nói C "M đem theo dao để đâm t à,muốn đâm thì đâm đi".con dao mà C đem đi có vỏ bọc bên ngoài bằng da,chỉ mang theo để khoe 1 người khác,không cố ý mang theo,trong lúc A thách thức C kích động nên lấy dao nhưng chưa rút vỏ da ra chỉ đập đập lên bắp tay của A vô tình đập mạnh dao cứa rách bao da lòi ra ngoài đâm vào tay của A.A bị thương 11% ,lúc này gia đình A kích động nên C lẩn trốn trong đêm,trong lúc ở bệnh viện gia đình C đã cùng gia đình A thăm nom A,sáng C cùng gđ qua nhà A xin lỗi và chấp nhận đền bù,nhưng Gđ C gửi đơn kiện.Vậy trong trường hợp này C phải làm như thế nào?và chịu mức hình phạt ra sao? Xin chân thành cám ơn luật sự và mong luật sư trả lời thư sớm?

 

 

Trả  lời tư vấn: Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi tới công ty chúng tôi, đối với trường hợp của bạn, chúng tôi tư vấn như sau:

 

Căn cứ thông tin bạn cung cấp, C biết rõ dao là một dụng cụ sắc nhọn, có khả năng gây sát thương cho người khác nhưng vẫn thực hiện hành vi đập dao lên bắp tay của A. Như vậy, có thể thấy hành vi của C có thể phải chịu trách nhiệm hình sự về tội cố ý gây thương tích cho sức khỏe của người khác theo quy định tại Điều 134 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi, bổ sung 2017, cụ thể :

 

“Điều 134. Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác

 

1. Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

 

a) Dùng vũ khí, vật liệu nổ, hung khí nguy hiểm hoặc thủ đoạn có khả năng gây nguy hại cho nhiều người;

...”

Theo đó, C đã vi phạm theo Khoản 1quy định nêu trên.Như vậy, gia đình A khởi kiện đến cơ quan có thẩm quyền là có căn cứ pháp luật và C có thể bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm. Để có thể giảm nhẹ trách nhiệm hình sự thì C cùng gia đình nên cố gắng thuyết phục và hòa giải với gia đình A, đồng thời tiến hành đền bù, bồi thường thỏa đáng hoặc có thể chứng minh được các tình tiết làm giảm trách nhiệm cho C theo quy định tại điều 51 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi, bổ sung 2017, cụ thể:

 

“Điều 51. Các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự

 

1. Các tình tiết sau đây là tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự:

 

a) Người phạm tội đã ngăn chặn hoặc làm giảm bớt tác hại của tội phạm;

 

b) Người phạm tội tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại hoặc khắc phục hậu quả;

...

r) Người phạm tội tự thú;

 

s) Người phạm tội thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải;

 

t) Người phạm tội tích cực hợp tác với cơ quan có trách nhiệm trong việc phát hiện tội phạm hoặc trong quá trình giải quyết vụ án;

 

u) Người phạm tội đã lập công chuộc tội;

 

v) Người phạm tội là người có thành tích xuất sắc trong sản xuất, chiến đấu, học tập hoặc công tác;

 

x) Người phạm tội là người có công với cách mạng hoặc là cha, mẹ, vợ, chồng, con của liệt sĩ.

 

2. Khi quyết định hình phạt, Tòa án có thể coi đầu thú hoặc tình tiết khác là tình tiết giảm nhẹ, nhưng phải ghi rõ lý do giảm nhẹ trong bản án.

 

3. Các tình tiết giảm nhẹ đã được Bộ luật này quy định là dấu hiệu định tội hoặc định khung thì không được coi là tình tiết giảm nhẹ trong khi quyết định hình phạt.”

 

Trân trọng!
CV tư vấn: Nông Dung - Luật Minh Gia

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Liên hệ tư vấn
Chat zalo