Trộm cắp xe máy mang cầm cố bị trách nhiệm gì?
Mục lục bài viết
Trả lời:
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đề nghị tư vấn đến Công ty Luật Minh Gia, trường hợp của bạn chúng tôi tư vấn như sau:
Do em bạn năm nay đã 20 tuổi - là người đã thành niên nên em bạn sẽ phải chịu mọi trách nhiệm hình sự đối với hành vi vi phạm pháp luật của mình.
Về quy định đối với hành vi trộm cắp tài sản
Theo như bạn trình bày thì em bạn đã lấy chiếc xe máy của một người khác trong khu trọ để cầm cố trong cửa hiệu cầm đồ mà không được đồng ý của người này, hành vi này đã đủ dấu hiệu cấu thành tội phạm quy định tại điều 138 Bộ luật hình sự 2009 với tội danh trộm cắp tài sản:
"1. Người nào trộm cắp tài sản của người khác có giá trị từ hai triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới hai triệu đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm".
Vì chiếc xe máy được lấy trộm được định giá 14 triệu đồng nên hình phạt đối với em bạn có thể là:
- Phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm.
- Phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.
Hình phạt sẽ do Tòa án xem xét với từng trường hợp cụ thể
Trộm cắp tài sản bị trách nhiệm hình sự thế nào?
Về giảm nhẹ trách nhiệm hình sự
Việc phạm tội lần đầu của em bạn được coi là 1 tình tiết giảm nhẹ theo quy định tại điểm h, khoản 1, điều 46 BLHS 2009.
Ngoài ra, bạn nên nghiên cứu quy định tại điều 46 BLHS và điểm c Mục 5 Nghị quyết số 01/2000/NQ-HĐTP đối chiếu với hành vi của em mình để xem em của bạn có những tình tiết giảm nhẹ khác hay không hoặc thực hiện những hành động khác để có được những tình tiết giảm nhẹ như:
- Thành khẩn khai báo, ăn năn hối cả (điểm p, điều 46 BLHS 2009).
- Người bị hại hoặc đại diện hợp pháp của người bị hại xin giảm nhẹ hình phạt cho bị cáo trong trường hợp chỉ gây tổn hại về sức khoẻ của người bị hại, gây thiệt hại về tài sản (điểm c Mục 5 Nghị quyết số 01/2000/NQ-HĐTP).
Vì việc có từ 2 tình tiết giảm nhẹ trở lên sẽ giúp giảm nhẹ trách nhiệm hình sự với em bạn theo quy định tại điều 47 BLHS 2009:
"Khi có ít nhất hai tình tiết giảm nhẹ quy định tại khoản 1 Điều 46 của Bộ luật này, Toà án có thể quyết định một hình phạt dưới mức thấp nhất của khung hình phạt mà điều luật đã quy định nhưng phải trong khung hình phạt liền kề nhẹ hơn của điều luật; trong trường hợp điều luật chỉ có một khung hình phạt hoặc khung hình phạt đó là khung hình phạt nhẹ nhất của điều luật, thì Toà án có thể quyết định một hình phạt dưới mức thấp nhất của khung hoặc chuyển sang một hình phạt khác thuộc loại nhẹ hơn. Lý do của việc giảm nhẹ phải được ghi rõ trong bản án".
Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất