Luật sư Trần Khánh Thương

Trách nhiệm của NSDLĐ khi NLĐ bị tai nạn lao động

Câu hỏi đề nghị tư vấn: Chào quý luật sư!Người nhà của tôi đang làm việc cho một công ty A, hiện nay đã được gần 5 tháng nhưng công ty không nhắc gì đến việc ký hợp đồng lao động cũng như đóng bảo hiểm tai nạn lao động cho nhân viên.

 

Người nhà của tôi không nằm trong diện đóng bảo hiểm xã hội (BHXH) bắt buộc và cũng không tham gia BHXH tự nguyện. Hai ngày trước người nhà của tôi bị tai nạn lao động mất 5 ngón chân trong giờ làm việc, hiện đang được điều trị tại bệnh viện. Vậy quý luật sư cho tôi hỏi người nhà của tôi có được hưởng chế độ bảo hiểm tai nạn lao động hay không, chi phí điều trị tại bệnh viện có được công ty chi trả không? và bên công ty có phải chịu trách nhiệm gì hay không?Chân thành cám ơn!

 

Trả lời tư vấn:

 

Chào anh/chị! Cảm ơn anh/chị đã tin tưởng và gửi đề nghị tư vấn đến Công ty Luật Minh Gia, Đối với yêu cầu hỗ trợ của anh/chị chúng tôi đã tư vấn một số trường hợp tương tự thông qua một hoặc một số bài viết cụ thể sau đây:

 

Chế độ tai nạn lao động


Quy định của pháp luật về tai nạn lao động

 

Theo chị trình bày, người nhà của chị đã làm việc cho công ty A được gần 05 tháng nhưng không ký hợp đồng lao động. Tuy nhiên, nếu có căn cứ chứng minh có lao động thực tế (danh sách người lao động trong công ty, có tên trong bảng lương hàng tháng, có xác nhận của người lao động khác,...) thì Công ty vẫn phải thực hiện các nghĩa vụ của NSDLĐ khi NLĐ bị tai nạn lao động (có đủ cơ sở chứng minh bị tai nạn trong khi thực hiện công việc của NSDLĐ giao).

 

Người sử dụng lao động theo quy định của Luật có trách nhiệm:

 

- Thanh toán chi phí từ khi sơ cứu, cấp cứu đến khi điều trị ổn định đối với người lao động theo quy định tại Khoản 1 Điều 144 của Bộ luật lao động; 

 

- Trả đủ tiền lương theo hợp đồng lao động cho người lao động bị tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp phải nghỉ việc trong thời gian điều trị; 

 

- Bồi thường hoặc trợ cấp cho người lao động theo quy định tại Khoản 3 hoặc Khoản 4 Điều 145 của Bộ luật lao động; 

 

- Thông báo bằng văn bản cho những người sử dụng lao động của các hợp đồng lao động còn lại biết về tình trạng sức khoẻ của người lao động. 

 

Trường hợp đã gửi yêu cầu mà Công ty không thực hiện đúng nghĩa vụ thì gia đình phải chuẩn bị đơn gửi cơ quan có thẩm quyền để yêu cầu giải quyết (Phòng Lao Động, Thương Binh & Xã Hội hoặc Tòa án nhân dân quận, huyện nơi Công ty đóng trụ sở).

 

Trên đây là nội dung tư vấn của Luật Minh Gia về vấn đề bạn yêu cầu tư vấn: Trách nhiệm của NSDLĐ khi NLĐ bị tai nạn lao động. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ qua Email hoặc gọi điện đến bộ phận luật sư tư vấn trực tuyến - Số điện thoại liên hệ 1900.6169 để được giải đáp, hỗ trợ kịp thời.

 

Trân trọng!
P.Luật sư trực tuyến – Công ty Luật Minh Gia.

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Đặt câu hỏi tư vấn
Chat zalo