Lại Thị Nhật Lệ

Trách nhiệm của NSDLD khi chấm dứt hợp đồng lao động vì lý thay đổi cơ cấu công nghệ.

Tôi làm việc trong Công ty cổ phần, hợp đồng không xác định thời hạn. Tổng thời gian công tác tại đơn vị là 16 năm. Vì lý do thu hẹp kinh doanh, giám đốc cho CBNV nghỉ việc, trong đó có tôi. Nay tôi xin Luât sư giải đáp giúp tôi những thắc mắc sau:1. Ngoài khoản trợ cấp mất việc theo quy định của nhà nước (Thời gian công tác tại đơn vị trừ đi thời gian hưởng bảo hiểm thất nghiệp thì mỗi năm còn lại được thanh toán 1 tháng lương) thì giám đốc không thanh toán khoản nào khác cho hợp đồng không xá

 

2. Giám đốc Công ty cổ phần nhưng bản thân giám đốc không có cổ phần cá nhân mà chỉ là người đại diện nắm giữ một phần vốn của nhà nước là đúng hay sai ạ?Kính mong Luật sư giúp tôi có câu trả lời cho những thắc mắc trên để tôi có thể vận dụng trong công việc cũng như cuộc sống.Trân trọng cảm ơn!

 


Trả lời: Cảm ơn bạn đã tin tưởng gửi câu hỏi tư vấn đến công ty Luật Minh Gia. Chúng tôi xin tư vấn cho bạn như sau:

 

Theo điều 44 và 45 bộ luật lao động năm 2012 quy định về nghĩa vụ của người sử dụng lao động trong trường hợp thay đổi cơ cấu, công nghệ hoặc vì lý do kinh tế, chia tách sáp nhập, hợp nhất doanh nghiệp hợp tác xã. Theo đó, người sử dụng lao động phải có trách nhiệm xây dựng và thực hiện phương án lao động theo quy định. Sau khi đã thực hiện các biện pháp mà vẫn phải thu hẹp sản xuất kinh doanh, cho người lao động nghỉ việc thì phải trả trợ cấp mất việc làm cho người lao động theo điều 49 bộ luật lao động 2012.

 

Theo điều 47 bộ luật lao động năm 2012 quy định về trách nhiệm của người sử dụng lao động khi chấm dứt hợp đồng lao động khi thay đổi cơ cấu công nghệ, thu hẹp sản xuất kinh doanh:

 

Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động, hai bên có trách nhiệm thanh toán đầy đủ các khoản có liên quan đến quyền lợi của mỗi bên; trường hợp đặc biệt, có thể kéo dài nhưng không được quá 30 ngày.

 

Người sử dụng lao động có trách nhiệm hoàn thành thủ tục xác nhận và trả lại sổ bảo hiểm xã hội và những giấy tờ khác mà người sử dụng lao động đã giữ lại của người lao động.

 

Người sử dụng lao động trả trợ cấp mất việc làm cho người lao động đã làm việc thường xuyên cho mình từ 12 tháng trở lên mà bị mất việc làm, mỗi năm làm việc trả 01 tháng tiền lương nhưng ít nhất phải bằng 02 tháng tiền lương. Thời gian làm việc để tính trợ cấp mất việc làm là tổng thời gian người lao động đã làm việc thực tế cho người sử dụng lao động trừ đi thời gian người lao động đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội và thời gian làm việc đã được người sử dụng lao động chi trả trợ cấp thôi việc.

 

Khi chấm dứt hợp đồng lao động người sử dụng lao động có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ và chi trả các khoản như trên. Nếu người sử dụng lao động thực hiện không đúng hoặc không đủ thì bạn có quyền yêu cầu hòa giải viên lao động, khởi kiện ra Tòa án hoặc làm đơn khiếu nại gửi lên sở lao động thương binh và xã hội để yêu cầu giải quyết. 

 

2. Giám đốc công ty cổ phần 

 

Theo khoản 2 điều 4 luật doanh nghiệp 2014 quy định: “cổ đông là cá nhân, tổ chức sở hữu ít nhất một cổ phần của công ty cổ phần”. Tổ chức có quyền góp vốn vào công ty và cử ra người đại diện thay mặt tổ chức tham gia vào hoạt động công ty cổ phần. Mô hình tổ chức quản lý và hoạt động sẽ được thực hiện bởi cổ đông sáng lập. Việc bầu giám đốc, tổng giám đốc sẽ do đại hội đồng cổ đông, hội đồng quản trị thực hiện. Do đó, việc bầu cử giám đốc là người đại diện của phần vốn góp nhà nước là không trái với quy định của pháp luật.

 

 

Nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề bạn quan tâm. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ qua Email hoặc gọi điện đến Tổng đài luật sư tư vấn luật trực tuyến - 1900.6169 để được giải đáp, hỗ trợ kịp thời

 

Trân trọng!

Cv: Vũ Nga - Công ty Luật Minh Gia

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Liên hệ tư vấn
Chat zalo