Lại Thị Nhật Lệ

Trách nhiệm bồi thường thiệt hại của người lao động khi hàng hóa bị mất

Bộ luật Lao động 2019 quy định một cách cụ thể về các quyền của người lao động khi tham gia một quan hệ lao động cụ thể. Đi kèm theo các quyền thì cũng đặt ra những nghĩa vụ yêu cầu người lao động phải thực hiện, một trong số đó là trách nhiệm bồi thường.

1.Tư vấn quy định của pháp luật về lao động

Trên thực tế khi mà người lao động tham vào các quan hệ lao động thường nảy sinh những tình huống mất mát hàng hóa, tài sản trong quá trình thực hiện công việc. Vậy trách nhiệm bồi thường thiệt hại khi mất mát hư hỏng thuộc về ai? Việc chứng minh trách nhiệm được tiến hành như thế nào?

Đã có rất nhiều những khách hàng liên hệ với Luật Minh Gia để tư vấn. Nếu bạn cũng có những thắc mắc, băn khoăn về vấn đề này thì hãy liên hệ với Luật Minh Gia, Luật sư chúng tôi sẽ hướng dẫn, tư vấn để bạn nắm được các quy định về vấn đề trách nhiệm bồi thường thiệt hại của người lao động khi hàng hóa, tài sản của doanh nghiệp bị mất mát.

Nếu bạn gặp như vướng mắc liên quan tới vấn đề trên, hãy gửi câu hỏi cho chúng tôi hoặc gọi tới tổng đài 1900.6169 để được giải đáp hoặc tham khảo tình huống tư vấn sau đây.

2.Trả lời câu hỏi tư vấn về trách nhiệm bồi thường thiệt hại của người lao động

Câu hỏi đề nghị tư vấn: Chào luật sư, tôi có 1 số vấn đề về tiền lương như sau. Tôi đang làm phụ kho cho 1 cty chuyên về sơn gỗ, khi tôi vào nhận việc thì k được bàn giao bất kỳ tài sản gì, và tôi cũng không được cầm chìa khoá kho. Công việc hằng ngày của tôi là kiểm soát số lượng khi được xuất khỏi kho, còn số lượng tồn trong kho và số lượng trên sổ sách thì tôi không được biết. Đến nay công ty báo kho đang bị thiếu hàng hoá giá trị khoảng 20 triệu và yêu vầu tôi và thủ kho phải đền số tiền đó nhưng không có văn bản. Vậy cho tôi hỏi cty làm vậy có đúng pháp luật không?

Trả lời câu hỏi tư vấn: Cảm ơn bạn đã gửi yêu cầu tư vấn tới Công ty Luật Minh Gia. Sau khi nghiên cứu trường hợp của bạn, chúng tôi tư vấn như sau:

Về trách nhiệm bồi thường thiệt hại của người lao động được quy định tại Điều 129 Bộ luật Lao động 2019:

Điều 129. Bồi thường thiệt hại

1. Người lao động làm hư hỏng dụng cụ, thiết bị hoặc có hành vi khác gây thiệt hại tài sản của người sử dụng lao động thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật hoặc nội quy lao động của người sử dụng lao động.

Trường hợp người lao động gây thiệt hại không nghiêm trọng do sơ suất với giá trị không quá 10 tháng lương tối thiểu vùng do Chính phủ công bố được áp dụng tại nơi người lao động làm việc thì người lao động phải bồi thường nhiều nhất là 03 tháng tiền lương và bị khấu trừ hằng tháng vào lương theo quy định tại khoản 3 Điều 102 của Bộ luật này.

2.Người lao động làm mất dụng cụ, thiết bị, tài sản của người sử dụng lao động hoặc tài sản khác do người sử dụng lao động giao hoặc tiêu hao vật tư quá định mức cho phép thì phải bồi thường thiệt hại một phần hoặc toàn bộ theo thời giá thị trường hoặc nội quy lao động; trường hợp có hợp đồng trách nhiệm thì phải bồi thường theo hợp đồng trách nhiệm; trường hợp do thiên tai, hỏa hoạn, địch họa, dịch bệnh nguy hiểm, thảm họa, sự kiện xảy ra khách quan không thể lường trước được và không thể khắc phục được mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho phép thì không phải bồi thường.

Về trách nhiệm bồi thường thiệt hại được xác định trong trường hợp mà người lao động làm hư hỏng dụng cụ, thiết bị, tài sản của người sử dụng lao động hoặc có hành vi gây thiệt hại tài sản cho người sử dụng lao động. Tuy nhiên, trong trường hợp người sử dụng lao động muốn yêu cầu người lao động bồi thường thiệt hại khi mất mát, hư hỏng tài sản thì phải chứng minh được sự mất mát, hư hỏng đó là do lỗi của người lao động hoặc là người lao động đã không đảm bảo thực hiện trách nhiệm của mình trong quá trình lao động gây nên thiệt hại.

Đối chiếu về trường hợp của trên, bạn là phụ kho cho một công ty chuyên về sơn gỗ và công việc cụ thể của bạn là kiểm soát số lượng khi được xuất khỏi kho. Hai bên bạn và người sử dụng lao động cũng không có thỏa thuận bàn giao trách nhiệm cũng như tài sản cụ thể. Vậy nên trong trường hợp này sẽ chỉ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại do mất mát hàng hóa khi mà ngươi sử dụng lao động có căn cứ chứng minh rằng việc mất mát hàng hóa trên là do lỗi của bạn. Ngoài ra, theo những thông tin mà bạn cung cấp thì hai bên cũng chưa có ký kết hợp đồng trách nhiệm nên cũng chưa có căn cứ để xác định việc bồi thường theo hợp đồng trách nhiệm.

Trân đây là nội dung tư vấn về trường hợp của bạn!

Trân trọng!

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Liên hệ tư vấn