Luật sư Nguyễn Mạnh Tuấn

Luật sư bào chữa Tội vi phạm quy định về phòng cháy, chữa cháy

Trong những năm qua, công tác phòng cháy và chữa cháy đã đạt được những thành tựu đáng kể khi các con số thống kê về những vụ cháy có dấu hiệu giảm đáng kể. Tuy nhiên, điều này sẽ không khiến chúng ta lơi là mà phải tích cực hơn nữa đồng thời xử lý nghiệm các trường hợp vi phạm quy định về phòng cháy và chữa cháy. Luật sư sẽ tư vấn rõ hơn về vấn đề này.

1. Luật sư tư vấn về phòng cháy, chữa cháy.

Mục đích của công tác phòng cháy chữa cháy là giúp ngăn chặn, hạn chế đến mức thấp nhất những vụ cháy nổ xảy ra; Phát hiến sớm những nguyên nhân làm cháy nổ, giúp tránh những trường hợp xấu xảy ra làm thiệt hại người và tài sản của cá nhân, cộng đồng. Ngoài ra, công tác phòng cháy chữa cháy giúp ngăn chặn những kẻ có ý đồ xấu, lợi dụng cháy nổ để làm những việc trái với pháp luật, ảnh hưởng đến tính mạng con người. Khi chúng ta phát hiện ra những trường hợp đó, cần báo ngay cho cơ quan cảnh sát để có thể giải quyết nhanh chóng. 

Hiện nay có hai hình thức xử lý chính khi phát hiện hành vi vi phạm quy định về phòng cháy, chữa cháy đố là xử lý vi phạm hành chính và xử lý hình sự. Việc áp dụng hình thức nào sẽ tùy vào mức độ nguy hiểm của hành vi và mức độ thiệt hại do hành vi gây ra.

2. Quy định về tội vi phạm quy định về phòng cháy, chữa cháy

Tội vi phạm quy định về phòng cháy, chữa cháy được quy định cụ thể tại Điều 313 Bộ luật hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017) như sau:

“1. Người nào vi phạm quy định về phòng cháy, chữa cháy gây thiệt hại cho người khác thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 02 năm đến 05 năm:

a) Làm chết người;

b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;

c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%;

d) Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 08 năm:

a) Làm chết 02 người;

b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 122% đến 200%;

c) Gây thiệt hại về tài sản từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 12 năm:

a) Làm chết 03 người trở lên;

b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 201% trở lên;

c) Gây thiệt hại về tài sản 1.500.000.000 đồng trở lên.

4. Vi phạm quy định về phòng cháy, chữa cháy trong trường hợp có khả năng thực tế dẫn đến hậu quả quy định tại một trong các điểm a, b và c khoản 3 Điều này nếu không được ngăn chặn kịp thời, thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 01 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm.

5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.”

>> Luật sư bào chữa vụ án hình sự

Hotline: 0902.586.286

2.1. Các yếu tố cấu thành tội vi phạm quy định về phòng cháy, chữa cháy

a) Khách thể của tội phạm:   

Người thực hiện hành vi phạm tội vi phạm quy định về phòng cháy, chữa cháy xâm phạm đến các quy định pháp luật trong lĩnh vực phòng cháy, chữa cháy. Đồng thời, tội phạm này cũng xâm phạm đến tài sản, sức khỏe và tính mạng của con người. 

b) Mặt khách quan của tội phạm:

Mặt khách quan của tội vi phạm quy định về phòng cháy, chữa cháy được thể hiện qua hành vi không thực hiện, thực hiện không đúng hoặc thực hiện không đầy đủ các quy định về phòng cháy, chữa cháy. 

Ví dụ: Hút thuốc trong khu vực chứa xăng dầu, không trang bị bình cứu hỏa theo quy định và các phương tiện phòng cháy, chữa cháy theo quy định, …

Hậu quả là yếu tố bắt buộc cấu thành tội phạm này. Tức là, hành vi vi phạm nêu trên chỉ bị truy cứu trách nhiệm hình sự nếu gây hậu quả thuộc một trong những trường hợp sau: 

- Làm chết người;

- Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;

- Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% trở lên;

- Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng trở lên.

c) Mặt chủ quan của tội phạm:

Tội phạm được thực hiện dưới hình thức lỗi vô ý, có thể là vô ý do quá tự tin hoặc vô ý do cẩu thả

d) Chủ thể của tội phạm:

Chủ thể của tội vi phạm quy định về phòng cháy, chữa cháy không phải là chủ thể đặc biệt. Bất kỳ ai có năng lực trách nhiệm hình sự và đạt độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự theo quy định cũng có thể trở thành chủ thể của tội phạm này.   

2.2. Hình phạt đối với tội vi phạm quy định về phòng cháy, chữa cháy

Người phạm tội có thể bị truy cứu trách nhiệm tùy theo mức độ nguy hiểm với 04 khung hình phạt chính: 

- Khung 1: Phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 02 năm đến 05 năm, đối với hành vi phạm tội thuộc trường hợp được quy định tại Khoản 1 Điều này;

- Khung 2: Phạt tù từ 05 năm đến 08 năm, đối với hành vi phạm tội thuộc trường hợp được quy định tại Khoản 2 Điều này;

- Khung 3: Phạt tù từ 07 năm đến 12 năm, đối với hành vi phạm tội thuộc trường hợp được quy định tại Khoản 3 Điều này;

- Khung 4: Phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 01 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm đối với hành vi vi phạm quy định về phòng cháy, chữa cháy trong trường hợp có khả năng thực tế dẫn đến hậu quả đặc biệt nghiêm trọng tại  khoản 3 Điều này mà không được ngăn chặn kịp thời. 

- Hình phạt bổ sung: Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm

3. Quy trình Luật sư bào chữa tội vi phạm quy định về phòng cháy, chữa cháy tại Luật Minh Gia

Tại Luật Minh Gia, quy trình Luật sự tiến hành bào chữa theo yêu cầu của khách hàng được thực hiện như sau:

Bước 1: Tiếp nhận thông tin và hồ sơ vụ việc về hành vi vi phạm quy định về phòng cháy, chữa cháy từ bị can, bị cáo, người thân, người đại diện khác của bị can, bị cáo.

Bước 2: Xác định về điều kiện, thẩm quyền giải quyết, thời gian thực hiện và phân công luật sư tham gia tố tụng.

Bước 3: Thu thập chứng cứ, tài liệu và các điều kiện chứng minh khác theo quy định pháp luật nhằm phục vụ công tác tham gia tố tụng bào chữa cho bị can, bị cáo của luật sư.

Bước 4: Hoàn thiện hồ sơ tham gia tố tụng gửi các cơ quan tiến hành tố tụng và triển khai nghiên cứu hồ sơ vụ án.

Bước 5: Luật sư tham gia tố tụng tại cơ quan tiến hành tố tụng theo nhiệm vụ đã phân công nhằm bào chữa cho bị can, bị cáo trong vụ án hình sự.

4. Liên hệ luật sư tham gia bào chữa về tội vi phạm quy định về phòng cháy, chữa cháy

Mọi thắc mắc về dịch vụ luật sư bào chữa tội vi phạm quy định về phòng cháy, chữa cháy quý khách vui lòng liên hệ qua các phương thức sau:

Cách 1: Liên hệ Hotline yêu cầu dịch vụ: 0902.586.286

Cách 2: Gửi Email: lienhe@luatminhgia.vn  

Cách 3: Đến trực tiếp địa chỉ văn phòng:

- VP Hà Nội: Số 5 Ngõ 36 Nguyễn Thị Định, Trung Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội.

- VP TP HCM: A11-12 Lầu 11 Block A, Tòa nhà Sky Center, số 5B Phổ Quang, Tân Bình, TP Hồ Chí Minh.

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

0971.166.169