LS Hồng Nhung

Tội vi phạm quy định về giao thông đường bộ gây hậu quả chết người

Quy định về tham gia giao thông đường bộ được quy định như thế nào? Người tham gia giao thông đường bộ có lỗi vi phạm gây hậu quả nghiêm trọng thì bị xử lý ra sao? Trường hợp nào người đó bị truy cứu trách nhiệm hình sự tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ?

 1. Tư vấn tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ

Như chúng ta đã biết, hiện nay vấn đề tai nạn giao thông diễn ra hàng ngày, hàng giờ và có xu thế ngày một gia tăng. Tai nạn giao thông để lại cho xã hội những hậu quả nặng nề kể từ người đến tài sản. Tai nạn giao thông xảy ra xuất phát từ cả nguyên nhân khách quan lẫn nguyên nhân chủ quan, tuy nhiên chủ yếu là từ nguyên nhân chủ quan – ý thức chấp hành các quy định về tham gia giao thông đường bộ của người tham gia giao thông. Do đó, pháp luật quy định hành vi vi phạm khi tham gia giao thông gây hậu quả nghiêm trọng có thê rbij truy cứu trách nhiệm hình sự.

Tuy nhiên, trên thực tế không phải người tham gia giao thông nào cũng nắm rõ được những chế tài của quy định pháp luật khi có vi phạm quy định tham gia giao thông đường bộ. Trường hợp bạn gặp vướng mắc không xác định được hành vi của mình có đủ yếu tố cấu thành tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ hay không thì bạn có thể liên hệ đến Luật Minh Gia để được chúng tôi hỗ trợ.

Ngoài ra, bạn có thể tham khảo nội dung mà Luật Minh Gia phân tích dưới đây về tội vi phạm quy định khi tham gia giao thông đường bộ theo Bộ luật hính sự 2015, sửa đổ bổ sung 2017.

2. Tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ theo BLHS 2015

Nội dung hỏi tư vấn:

Chào luât sư, nhờ luật sư tư vấn giúp tôi trường hợp sau: Ba tôi sáng đi làm, lúc qua phải ( không phải ngã ba) qua gần hết làn đường bên trái (chính giữa đường) thì có 2 học sinh lớp 12 chạy đụng trúng (làn đường đúng của 2 em là làn đường bên trái), sau khi đụng 2 em có đưa ba tôi vào viện, sau đó trong khoảng thời gian ba tôi nằm viện thì người đụng không đến thăm hỏi, cho tới khi ba mất mới đến nhà viếng 1 lần (mất tại bệnh viện). Ba tôi không có bằng lái xe và trong máu có nồng độ cồn nhưng không vượt mức (do nhậu đám tối hôm trước).

Cho hỏi nếu chúng tôi khởi tố thì có bao nhiêu phần thắng?

Trong trường hợp 2 em học sinh chưa đủ 18 tuổi thì bị xử lý như thế nào?

Chân thành cảm ơn! 

Trả lời tư vấn:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đề nghị tư vấn đến Công ty Luật Minh Gia, trường hợp của bạn chúng tôi tư vấn như sau:

Theo quy định tại Điều 260 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi, bổ sung 2017:

“Điều 260. Tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ

1. Người nào tham gia giao thông đường bộ mà vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ gây thiệt hại cho người khác thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:

a) Làm chết người;

...

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm:

a) Không có giấy phép lái xe theo quy định;

b) Trong tình trạng có sử dụng rượu, bia mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá mức quy định, có sử dụng chất ma túy hoặc chất kích thích mạnh khác;

c) Bỏ chạy để trốn tránh trách nhiệm hoặc cố ý không cứu giúp người bị nạn;

...”

Để cấu thành tội phạm này, chủ thể bắt buộc có các hành vi vi phạm các quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ. Và vi phạm các quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ là không chấp hành hoặc chấp hành không đầy đủ các quy định an toàn giao thông đường bộ. Do đó, việc xác định hành vi vi phạm các quy định về điểu khiển phương tiện giao thông đường bộ không chỉ căn cứ vào các quy định của Bộ luật Hình sự mà phải căn cứ vào các quy định tại Luật Giao thông đường bộ và các văn bản hướng dẫn của các cơ quan có thẩm quyền.

Mặt khác, hậu quả xảy ra là dấu hiệu bắt buộc của cấu thành tội phạm này. Nếu hành vi vi phạm các quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ mà chưa gây ra thiệt hại cho tính mạng hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức khỏe, tài sản của người khác thì chưa cấu thành tội phạm, trừ trường hợp quy định tại Khoản 4 Điều 260.

Ngoài ra, chỉ những tài sản do hành vi vi phạm các quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ trực tiếp gây ra, còn những thiệt hại gián tiếp không tính là thiệt hại để xác định trách nhiệm hình sự đối với người phạm tội. Mặc dù các thiệt hại này người phạm tội vẫn phải bồi thường nhưng không tính để xác định trách nhiệm hình sự đối với hành vi phạm tội.

Qua những phân tích trên đây về yếu tố cấu thành tội phạm, trong trường hợp này của bố bạn thì cả hai bên đều vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông. Tuy nhiên, để xác định trách nhiệm hình sự theo tội phạm quy định tại Điều 260 Bộ luật Hình sự 2015 thì cần phải xác định bố bạn mất có phải là hậu quả trực tiếp của hành vi vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ của 2 em học sinh hay không? Nếu bố bạn mất do hành vi vi phạm quy định điều về điều khiển phương tiện giao thông của bản thân như: không có giấy phép lái xe, hơi thở có nồng độ cồn... thì 2 em học sinh không phải chịu trách nhiệm hình sự.

Vậy, để xác định xem ai là người có lỗi trong trường hợp này, bạn cần phải liên hệ với cơ quan công an để xem xét lại biên bản ghi nhận hiện trường, hồ sơ vụ án; và khi đó sẽ có 2 trường hợp xảy ra như sau:

Nếu bố bạn có lỗi khi điều khiển phương tiện giao thông như đã nhắc đến ở trên thì bố bạn là người phải chịu trách nhiệm hình sự nhưng bố bạn đã chết nên không còn căn cứ để khởi tố vụ án hình sự theo Khoản 7 Điều 157 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015:

"7. Người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội đã chết, trừ trường hợp cần tái thẩm đối với người khác;"

Nếu 2 em học sinh có lỗi vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến thiệt hại về tính mạng cho bố bạn thì có thể sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự đối với tội Vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ. Theo đó, xác định độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự như sau:

“Điều 12. Tuổi chịu trách nhiệm hình sự

1. Người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm, trừ những tội phạm mà Bộ luật này có quy định khác.

2. Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng quy định tại một trong các điều 123, 134, 141, 142, 143, 144, 150, 151, 168, 169, 170, 171, 173, 178, 248, 249, 250, 251, 252, 265, 266, 286, 287, 289, 290, 299, 303 và 304 của Bộ luật này.”

Trường hợp lỗi hoàn toàn do 2 em học sinh dẫn đến hậu quả thiệt hại tính mạng của bố bạn mà gia đình bạn muốn gửi đơn đề nghị khởi tố vụ án thì không thể tiến hành được, bởi lẽ theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự 2015, đây không phải là trường hợp khởi tố theo yêu cầu của người bị hại:

“Điều 155. Khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của bị hại

1. Chỉ được khởi tố vụ án hình sự về tội phạm quy định tại khoản 1 các điều 134, 135, 136, 138, 139, 141, 143, 155, 156 và 226 của Bộ luật hình sự khi có yêu cầu của bị hại hoặc người đại diện của bị hại là người dưới 18 tuổi, người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất hoặc đã chết.

2. Trường hợp người đã yêu cầu khởi tố rút yêu cầu thì vụ án phải được đình chỉ, trừ trường hợp có căn cứ xác định người đã yêu cầu rút yêu cầu khởi tố trái với ý muốn của họ do bị ép buộc, cưỡng bức thì tuy người đã yêu cầu khởi tố rút yêu cầu, Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án vẫn tiếp tục tiến hành tố tụng đối với vụ án.

3. Bị hại hoặc người đại diện của bị hại đã rút yêu cầu khởi tố thì không có quyền yêu cầu lại, trừ trường hợp rút yêu cầu do bị ép buộc, cưỡng bức.”

Vì vậy, nếu có dấu hiệu tội phạm ở đây, để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người bị hại, gia đình bạn có thể tố giác hành vi phạm tội đến cơ quan điều tra cấp quận/huyện nơi bạn đang cư trú hoặc cơ quan điều tra cấp quận/huyện nơi người có hành vi phạm tội đang cư trú theo Khoản 1 Điều 144 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015:

“Điều 144. Tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố

1. Tố giác về tội phạm là việc cá nhân phát hiện và tố cáo hành vi có dấu hiệu tội phạm với cơ quan có thẩm quyền.”

Về trách nhiệm bồi thường thiệt hại thì áp dụng quy định tại Điều 591 và Điều 587  Bộ luật dân sự năm 2015 để giải quyết.

--------

3. Xử lý hành vi hút cát trái phép dẫn đến chết người thế nào?

Câu hỏi:

Xin luật sư cho em hỏi trong trường hợp sau đây xử lý như thế nào cho đúng pháp luật. A có thuê 01 tầu thuỷ, có đăng ký là trở hàng khô. Nhưng sau khi thuê được tầu A đã sửa chữa, mua thêm trang thiết bị để làm tầu đi hút cát xây dựng trái phép trên sông. A có thuê B đi làm trên tầu. Ngày 2/10/2016, khi đang hút cát trái phép trên sông Cầu thì máy hút cát bị trục trặc không hút được và B ra lôi chõ hút cát lên để sửa chữa. Khi lôi lên bị một thanh sắt ở chõ hút vướng vào mạn tầu và văng từ dưới lên trúng vào cằm B làm B bị ngã xuống sông và sau đó bị chết ngạt (đã giám định). Xin hỏi: Trong trường hợp nêu trên xử lý hành vi của B như thế nào cho đúng, có xử lý hình sự được không.

Trả lời:

Chào anh chị, Đối với yêu cầu hỗ trợ của anh/chị chúng tôi đã tư vấn một số trường hợp tương tự thông qua một hoặc một số bài viết cụ thể sau đây:

>> Người lao động bị tai nạn lao động trong trường hợp không có hợp đồng.

>> Khai thác cát trái phép bị xử lý thế nào?

Trong trường hợp này cần xác định nguyên nhân dẫn đến chết người là gì, bởi lẽ nếu theo giám định thì người này chết do chết ngạt  và nguyên nhân từ việc những dụng cụ hút cát không đảm bảo chứ không phải từ nguyên nhân do bên kia hút cát trái phép, từ đó A chỉ có trách nhiệm phải bồi thường cho B tương ứng với chế độ tai nạn lao động mà B được hưởng do không đảm bảo an toàn lao động cho B. Bên cạnh đó, hành vi khai thác cát trái phép A có thể bị xử phạt hành chính về hành vi này tương ứng với khối lượng cát đã khai thác. 

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Liên hệ tư vấn
Chat zalo