Luật sư Nguyễn Mạnh Tuấn

Tội truyền bá văn hoá phẩm đồi trụy

Hành vi truyền bá các văn hóa phẩm độc hại, đồi trụy bị xử lý như thế nào? Cấu thành tội phạm của các tội liên quan đến lưu giữ, phát tán các loại văn hóa phẩm độc hại, đồi trụy là như thế nào? Trình tự, thủ tục tố cáo, trình báo khi phát hiện hành vi phát tán các văn hóa phẩm độc hại, đồi trụy? … Luật Minh Gia tư vấn các vấn đề này như sau:

1. Luật sư tư vấn về hành vi truyền bá văn hóa phẩm độc hại, đồi trụy

Hành vi lan truyền, phát tán các văn hóa phẩm độc hại, đồi trụy là hành vi gây ảnh hưởng xấu đến xã hội, ảnh hưởng đến các giá trị tốt đẹp của dân tộc và ảnh hưởng xấu tới xã hội. Hiện nay, pháp luật nước ta có các quy định cụ thể, rõ ràng để xử lý đối với các hành vi này với các hình thức như: xử phạt vi phạm hành chính, truy cứu trách nhiệm hình sự, … Nếu bạn đang có thắc mắc, chưa hiểu về cấu thành và hình phạt của tội truyền bá văn hóa phẩm độc hại, đồi trụy, hãy gửi thắc mắc của mình đến công ty Luật Minh Gia để được các Luật sư, chuyên viên hướng dẫn tư vấn.

2. Hỏi về hành vi truyền bá văn hóa phẩm độc hại, đồi trụy

Tội truyền bá văn hoá phẩm đồi trụy được quy định cụ thể về hành vi vi phạm, lỗi, khung hình phạt và các quy định khác liên quan, cụ thể như sau:

toi-tuyen-truyen-van-hoa-pham-doi-truy-jpg-30032013120905-U1.jpg

Quy định pháp luật về Tội truyền bá văn hoá phẩm đồi trụy

Tuyên truyền văn hóa phẩm đồi trụy là hành vi của người nào làm ra, sao chép, lưu hành, vận chuyển, mua bán, tàng trữ nhằm phổ biến sách, báo, tranh, ảnh, phim, nhạc hoặc những vật phẩm khác có tính chất đồi truỵ, cũng như có hành vi khác truyền bá văn hoá phẩm đồi truỵ

Theo điều 253 Bộ Luật hình sự 1999, sửa đổi bổ sung ngày 19/06/2009 thì Tội truyền bá văn hoá phẩm đồi truỵ được quy định như sau:

1. Người nào làm ra, sao chép, lưu hành, vận chuyển, mua bán, tàng trữ nhằm phổ biến sách, báo, tranh, ảnh, phim, nhạc hoặc những vật phẩm khác có tính chất đồi truỵ, cũng như có hành vi khác truyền bá văn hoá phẩm đồi truỵ thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm:

A) Vật phạm pháp có số lượng lớn;

B) Phổ biến cho nhiều người;

C) Đã bị xử phạt hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm:

A) Có tổ chức;

B) Vật phạm pháp có số lượng rất lớn;

C) Đối với người chưa thành niên;

D) Gây hậu quả nghiêm trọng;

Đ) Tái phạm nguy hiểm.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm:

A) Vật phạm pháp có số lượng đặc biệt lớn;

B) Gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng.

4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ ba triệu đồng đến ba mươi triệu đồng.

Trân trọng !

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

0971.166.169