Luật sư Nguyễn Mạnh Tuấn

Luật sư bào chữa tội sản xuất, buôn bán hàng cấm theo Bộ luật Hình sự 2015

Luật sư tư vấn về cấu thành tội sản xuất, buôn bán hàng cấm theo quy định tại Bộ luật hình sự 2015. Tư vấn về khung hình phạt, mức xử phạt trong từng trường hợp cụ thể và các vấn đề pháp lý liên quan đến tội sản xuất, buôn bán hàng cấm. Nếu bạn gặp vấn đề này cần tư vấn, hỗ trợ giải đáp những thắc thắc, đưa ra hướng giải quyết đảm bảo tốt nhất quyền và lợi ích hợp pháp cho bạn, bạn hãy liên hệ đến công ty Luật Minh Gia chúng tôi.

1. Tư vấn về tội sản xuất, buôn bán hàng cấm.

Quyền tự do kinh doanh là một trong những quyền cơ bản của công dân được nhà nước ghi nhận tại Điều 33 Hiến pháp năm 2013: “ Mọi người có quyền tự do kinh doanh trong những nghành nghề mà pháp luật không cấm” Vì vậy việc kinh doanh, sản xuất, buôn bán là quyền của mỗi người thực hiện trong phạm vi pháp luật cho phép và bảo vệ và được pháp luật bảo vệ.

Tuy nhiên thực tế hiện nay cho thấy bên cạnh hoạt động kinh doanh hợp pháp, các hoạt động bất hợp pháp vẫn diễn ra và còn có chiều hướng gia tăng. Đặc biệt là hoạt động kinh doanh, sản suất, buôn bán hàng cấm là một trong những hoạt động bất hợp pháp, bị pháp luật nghiêm cấm và bị xử lý một cách nghiêm minh. Vậy cấu thành tội sản xuất, buôn bán hàng cấm, khung hình phạt, mức xử phạt theo quy định tại Bộ luật hình sự 2015 là như thế nào?

2. Quy định pháp luật hiện hành về Tội sản xuất, buôn bán hàng cấm.

Điều 190 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) quy định về tội sản xuất, buôn bán hàng cấm như sau: 

"1. Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây, nếu không thuộc trường hợp quy định tại các điều 232, 234, 244, 246, 248, 251, 253, 254, 304, 305, 306, 309 và 311 của Bộ luật này, thì bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:

a) Sản xuất, buôn bán thuốc bảo vệ thực vật mà Nhà nước cấm kinh doanh, cấm lưu hành, cấm sử dụng từ 50 kilôgam đến dưới 100 kilôgam hoặc từ 50 lít đến dưới 100 lít;

b) Buôn bán thuốc lá điếu nhập lậu từ 1.500 bao đến dưới 3.000 bao;

c) Sản xuất, buôn bán pháo nổ từ 06 kilôgam đến dưới 40 kilôgam;

d) Sản xuất, buôn bán hàng hóa khác mà Nhà nước cấm kinh doanh, cấm lưu hành, cấm sử dụng trị giá từ 100.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng hoặc thu lợi bất chính từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;

đ) Sản xuất, buôn bán hàng hóa chưa được phép lưu hành, chưa được phép sử dụng tại Việt Nam trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng hoặc thu lợi bất chính từ 100.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng;

e) Sản xuất, buôn bán hàng hóa dưới mức quy định tại các điểm a, b, c, d và đ khoản này nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi quy định tại Điều này hoặc tại một trong các điều 188, 189, 191, 192, 193, 194, 195, 196 và 200 của Bộ luật này hoặc đã bị kết án về một trong các tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 1.000.000.000 đồng đến 3.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 05 năm đến 10 năm:

a) Có tổ chức;

b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

c) Lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;

d) Có tính chất chuyên nghiệp;

đ) Thuốc bảo vệ thực vật mà Nhà nước cấm kinh doanh, cấm lưu hành, cấm sử dụng từ 100 kilôgam đến dưới 300 kilôgam hoặc từ 100 lít đến dưới 300 lít;

e) Thuốc lá điếu nhập lậu từ 3.000 bao đến dưới 4.500 bao;

g) Pháo nổ từ 40 kilôgam đến dưới 120 kilôgam;

h) Hàng hóa khác mà Nhà nước cấm kinh doanh, cấm lưu hành, cấm sử dụng trị giá từ 300.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng hoặc thu lợi bất chính từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;

i) Hàng hóa chưa được phép lưu hành, chưa được phép sử dụng tại Việt Nam trị giá từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng hoặc thu lợi bất chính từ 300.000.000 đồng đến dưới 700.000.000 đồng;

k) Buôn bán qua biên giới, trừ hàng hóa là thuốc lá điếu nhập lậu;

l) Tái phạm nguy hiểm.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 08 năm đến 15 năm:

a) Thuốc bảo vệ thực vật mà Nhà nước cấm kinh doanh, cấm lưu hành, cấm sử dụng 300 kilôgam trở lên hoặc 300 lít trở lên;

b) Thuốc lá điếu nhập lậu 4.500 bao trở lên;

c) Pháo nổ 120 kilôgam trở lên;

d) Hàng hóa khác mà Nhà nước cấm kinh doanh, cấm lưu hành, cấm sử dụng trị giá 500.000.000 đồng trở lên hoặc thu lợi bất chính 500.000.000 đồng trở lên;

đ) Hàng hóa chưa được phép lưu hành, chưa được phép sử dụng tại Việt Nam trị giá 1.000.000.000 đồng trở lên hoặc thu lợi bất chính 700.000.000 đồng trở lên.

4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

5. Pháp nhân thương mại phạm tội quy định tại Điều này, thì bị phạt như sau:

aPhạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều nàythì bị phạt tiền từ 1.000.000.000 đồng đến 3.000.000.000 đồng;

b) Phạm tội thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, d, đ, e, g, h, i, k và l khoản 2 Điều này, thì bị phạt tiền từ 3.000.000.000 đồng đến 6.000.000.000 đồng;

c) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này, thì bị phạt tiền từ 6.000.000.000 đồng đến 9.000.000.000 đồng hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 06 tháng đến 03 năm;

d) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại Điều 79 của Bộ luật này, thì bị đình chỉ hoạt động vĩnh viễn;

đ) Pháp nhân thương mại còn có thể bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định hoặc cấm huy động vốn từ 01 năm đến 03 năm."

>> Luật sư bào chữa vụ án hình sự

Hotline: 0902.586.286

Từ quy định trên có thể xác định các yêu tố cấu thành của tội phạm sản xuất, buôn bán hàng cấm như sau: 

- Khách thể: Tội phạm xâm phạm đến khách thể là trật tự quả lý kinh tế của Nhà Nước ta và xâm phạm đến thế độc quyền của Nhà Nước trong quản lý, sản xuất, kinh doanh một số loại hình cấm. Đối tượng tác động của tội sản xuất, buôn bán hàng cấm là các loại hàng hóa mà Nhà nước cấm kinh doanh, cấm lưu hành, cấm sử dụng, chưa được phép lưu hành, chưa được phép sử dụng tại Việt Nam.

- Chủ thể: Chủ thể thực hiện tội phạm này có thể là bất kỳ ai đạt đủ điều kiện về độ tuổi và năng lực chịu trách nghiệm hình sự. Tội phạm cũng có thể được thực hiện bởi pháp nhân thương mại.

- Mặt chủ quan: Tội phạm được thực hiện với lỗi cố ý trực tiếp. Mục đích của người phạm tội là thu lợi từ hoạt động sản xuất, buôn bán hàng cấm đó.

- Mặt khách quan: Tội phạm được biểu hiện qua hai loại hành vi (1) Hành vi sản xuất hàng câm và (2) hành vi buôn bán hàng cấm.

        (1) Hành vi sản xuất hàng cấm: người phạm tội sử dụng thủ công hoặc bằng công nghệ làm ra hàng cấm, có thể tham gia vào cả quá trình sản xuất hoặc chỉ tham gia vào một công đoạn nào đó như: chuẩn bị địa điểm, tìm nguồn nguyên liệu, tổ chức sản xuất…

        (2) Hành vi buôn bán hàng cấm: người phạm tội thực hiện bằng cách mua đi bán lại hàng cấm dưới các hình thức khác nhau như: trao đổi, thanh toán bằng hàng cấm…

Tuy nhiên, những hành vi này chỉ bị truy cứu trách nhiệm hình sự khi gây ra hậu quả thuộc một trong những trường hợp sau: 

- Sản xuất, buôn bán thuốc bảo vệ thực vật mà Nhà nước cấm kinh doanh, cấm lưu hành, cấm sử dụng từ 50 kilôgam trở lên hoặc từ 50 lít trở lên;

- Buôn bán thuốc lá điếu nhập lậu từ 1.500 bao trở lên;

- Sản xuất, buôn bán pháo nổ từ 06 kilôgam trở lên;

- Sản xuất, buôn bán hàng hóa khác mà Nhà nước cấm kinh doanh, cấm lưu hành, cấm sử dụng trị giá từ 100.000.000 đồng trở lên hoặc thu lợi bất chính từ 50.000.000 đồng trở lên;

- Sản xuất, buôn bán hàng hóa chưa được phép lưu hành, chưa được phép sử dụng tại Việt Nam trị giá từ 200.000.000 đồng trở lên hoặc thu lợi bất chính từ 100.000.000 đồng trở lên;

- Sản xuất, buôn bán hàng hóa dưới mức quy định nêu trên này nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi này hoặc tại một trong các điều 188, 189, 191, 192, 193, 194, 195, 196 và 200 của BLHS 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) hoặc đã bị kết án về một trong các tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm.

Như vậy, tội sản xuất, buôn bán hàng cấm là tội phạm cấu thành vật chất. Chỉ trong trường hợp hành vi vi phạm gây ra hậu quả nghiêm trọng (được đánh giá qua số lượng hàng cấm, số tiền thu lợi bất chính và tính chất tái phạm của hành vi) thì mới bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Còn trong trường hợp chưa gây hậu quả, hậu quả không đáng kể hoặc không thuộc các trường hợp phạm tội nêu trên thì không bị truy cứu trách nhiệm hình sự.  

- Hình phạt: Khi đã có đầy đủ yếu tố cấu thành tội sản xuất, buôn bán hàng cấm, chủ thể thực hiện tội phạm có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự tùy thuộc vào mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội và chủ thể thực hiện tội phạm. Cụ thể như sau: 

* Đối với cá nhân phạm tội, bao gồm 03 khung hình phạt chính: 

- Khung 1: Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm, đối với hành vi vi phạm được quy định tại Khoản 1 Điều này;

- Khung 2: Phạt tiền từ 1.000.000.000 đồng đến 3.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 05 năm đến 10 năm, đối với hành vi vi phạm được quy định tại Khoản 2 Điều này; 

- Khung 3: Phạt tù từ 08 năm đến 15 năm, đối với hành vi vi phạm được quy định tại Khoản 3 Điều này;

- Hình phạt bổ sung: Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

* Đối với pháp nhân thương mại phạm tội, bao gồm 04 khunh hình phạt chính: 

- Khung 1: Phạt tiền từ 1.000.000.000 đồng đến 3.000.000.000 đồng, đối với hành vi vi phạm được quy định tại Khoản 1 Điều này;

- Khung 2: Phạt tiền từ 3.000.000.000 đồng đến 6.000.000.000 đồng, đối với hành vi vi phạm được quy định tại Khoản 2 Điều này;

- Khung 3: Phạt tiền từ 6.000.000.000 đồng đến 9.000.000.000 đồng hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 06 tháng đến 03 năm, đối với hành vi vi phạm được quy định tại Khoản 3 Điều này;

- Khung 4: Đình chỉ hoạt động vĩnh viễn nếu phạm tội thuộc trường hợp được quy định tại Điều 79 BLHS 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017);

- Hình phạt bổ sung: Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định hoặc cấm huy động vốn từ 01 năm đến 03 năm.

3. Quy trình Luật sư bào chữa tại Luật Minh Gia

Nhằm đảm bảo tối đa quyền lợi của khách hàng, Luật Minh Gia tiến hành giải quyết yêu cầu của khách hàng về dịch vụ bào chữa này theo từng bước như sau:

Bước 1: Tiếp nhận thông tin và hồ sơ vụ việc về tội sản xuất và buôn bán trái phép hàng cấm (Quyết định khởi tố bị can, vụ án, giấy tờ liên quan…) từ bị can, bị cáo, người thân, người đại diện khác của bị can, bị cáo.

Bước 2: Xác định về điều kiện, thẩm quyền giải quyết, thời gian thực hiện và phân công luật sư.

Bước 3: Thu thập chứng cứ, tài liệu và các điều kiện chứng minh tội sản xuất, buôn bán trái phép hàng cấm khác theo quy định pháp luật nhằm phục vụ công tác tham gia tố tụng bào chữa cho bị can, bị cáo của luật sư.

Bước 4: Hoàn thiện hồ sơ tham gia tố tụng gửi các cơ quan tiến hành tố tụng và triển khai nghiên cứu hồ sơ vụ án.

Bước 5: Luật sư tham gia tố tụng tại cơ quan tiến hành tố tụng theo nhiệm vụ đã phân công nhằm bào chữa cho bị can, bị cáo trong vụ án về tội sản xuất và buôn bán trái phép hàng cấm.

4. Phương thực liên hệ luật sư tham gia bào chữa về Tội sản xuất và buôn bán hàng cấm.

Quý khách có thắc mắc về dịch vụ hoặc có nhu cầu thuê luật sư bào chữa vui lòng liên hệ qua các phương thức sau:

Cách 1: Liên hệ Hotline: 0902.586.286

Cách 2: Gửi nội dung qua Email: lienhe@luatminhgia.vn

Cách 3: Liên hệ trực tiếp địa chỉ văn phòng:

- VP Hà Nội: Số 5 Ngõ 36 Nguyễn Thị Định, Trung Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội.

- VP TP HCM: A11-12 Lầu 11 Block A, Tòa nhà Sky Center, số 5B Phổ Quang, Tân Bình, TP Hồ Chí Minh.

5. Giải quyết tình huống.

Câu hỏi tư vấn: Xin chào luật sư. Tôi là một người chơi súng Airsoft (một loại súng hơi hạng nhẹ). Tôi có 2 khẩu, một loại bắn đạn bi nhựa, dùng pitton và lò xo để bắn, có vỏ làm bằng kim loại khá giống thật nhưng sát thương thấp. Loại kia cũng có thể dùng đạn bi nhựa hoặc bi sắt, bắn bằng khí gas nén, sát thương cao hơn loại kia. Vậy luật sư cho tôi hỏi hai khẩu súng của tôi thuộc loại vũ khí nào, có được sử dụng để tự vệ hoặc trưng bày tại nhà không. Tôi xin cảm ơn !

Trả lời tư vấn: Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến Luật Minh Gia. Đối với trường hợp của bạn, chúng tôi tư vấn như sau: 

Điều 3 Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ 2017 (sửa đổi, bổ sung năm 2019) giải thích về vũ khí như sau: 

"1. Vũ khí là thiết bị, phương tiện hoặc tổ hợp những phương tiện được chế tạo, sản xuất có khả năng gây sát thương, nguy hại cho tính mạng, sức khỏe của con người, phá hủy kết cấu vật chất, bao gồm: vũ khí quân dụng, súng săn, vũ khí thô sơ, vũ khí thể thao và vũ khí khác có tính năng, tác dụng tương tự.

[...]

3. Súng săn là súng được chế tạo, sản xuất thủ công hoặc công nghiệp, được sử dụng để săn bắn, bao gồm: súng kíp, súng hơi và đạn sử dụng cho các loại súng này.

[...]

6. Vũ khí có tính năng, tác dụng tương tự súng săn, vũ khí thô sơ, vũ khí thể thao là vũ khí được chế tạo, sản xuất thủ công hoặc công nghiệp, không theo tiêu chuẩn kỹ thuật, thiết kế của nhà sản xuất hợp pháp, có khả năng gây sát thương, nguy hại cho tính mạng, sức khỏe của con người, phá hủy kết cấu vật chất tương tự như súng săn, vũ khí thô sơ, vũ khí thể thao."

Đồng thời, Điều 5 Luật này quy định các hành vi nghiêm cấm trong quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, tiền chất thuốc nổ và công cụ hỗ trợ như sau: 

"1. Cá nhân sở hữu vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ, trừ vũ khí thô sơ là hiện vật để trưng bày, triển lãm, đồ gia bảo.

2. Nghiên cứu, chế tạo, sản xuất, mua bán, xuất khẩu, nhập khẩu, tàng trữ, vận chuyển, sửa chữa, sử dụng trái phép hoặc chiếm đoạt vũ khí, vật liệu nổ, tiền chất thuốc nổ, công cụ hỗ trợ hoặc chi tiết, cụm chi tiết để lắp ráp vũ khí, công cụ hỗ trợ [...]"

Như vậy, trong trường hợp hai khẩu súng của anh có khả năng gây sát thương, nguy hại cho tính mạng, sức khỏe con người, phá hủy kết cấu vật chất tương tự như những loại vũ khí khác thì được coi là vũ khí. Nếu là vũ khí, việc anh sở hữu, sử dụng, trưng bày hai khẩu súng này là hành vi mà pháp luật nghiêm cấm. 

Anh/chị tham khảo để giải đáp thắc mắc của mình! Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hộ trợ pháp lý khác Anh/chị vui lòng liên hệ bộ phận luật sư trực tuyến của chúng tôi để được giải đáp.

Trân trọng!

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

0971.166.169