Nguyễn Văn Cảnh

Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo quy định của pháp luật

Trong nhóm các tội phạm xâm phạm sở hữu thì tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản là một trong những tội phạm xảy ra nhiều nhất trên thực tế. Hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản diễn ra chủ yếu do sự thiếu hiểu biết và cả tin của người bị hại và do người thực hiện hành vi vi phạm ngày càng tinh vi, chuyên nghiệp khó có thể phát hiện và xử lý.

1. Tư vấn về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản

Để được tư vấn cụ thể các vấn đề liên quan đến hành vi và tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản quý khách có thể liên hệ với Luật Minh Gia để được chúng tôi giải đáp cụ thể các vấn đề như:

- Như thế nào được xác định là lừa đảo chiếm đoạt tài sản;

- Mức hình phạt đối với từng mức lừa đảo chiếm đoạt tài sản cụ thể;

- Hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản thường được thể hiện cụ thể thông qua các hành vi, thủ đoạn như thế nào?

- Cần làm gì khi mình hoặc người thân, bạn bè của mình rơi vào trường hợp bị lừa đảo chiếm đoạt tài sản?

- ….

Nếu bạn có nhu cầu tìm hiểu về các vấn đề đã nêu trên hoặc có nhu cầu tìm hiểu các vấn đề khác liên quan đến hành vi vi phạm pháp luật hình sự bạn có thể liên hệ với chúng tôi thông qua các hình thức đã nêu trên để được hỗ trợ giải đáp kịp thời các vấn đề của mình.

2. Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo quy định pháp luật

Câu hỏi:

Năm ngoái qua quen biết tôi được giới thiệu người A có thể xin việc giùm, tôi đã đưa 90 triệu có tờ giấy viết tay rằng A vay nợ tôi 90 triệu và sẽ trả sau 2 tháng ( họ cam kết trong 2 tháng sẽ xin được việc cho tôi). Tuy nhiên đến nay đã hơn 1 năm A vẫn chưa xin được việc cho tôi và đưa ra đủ lý do để bạo biện như công ty đó sếp đi công tác nọ kia.
Tôi có yêu cầu đòi lại tiền nhưng họ cũng trốn tránh không chịu trả. Vô tình gần đây trên facebook tôi biết có chị B đang tố người này cũng hứa xin việc giùm và giữ của chị ấy 100 triệu nhưng 2 năm vẫn ko xin được việc và cũng không trả tiền người ta. Nay tôi xin hỏi như vậy tôi và chị B có thể cùng nhau làm đơn tố cáo người A ra công an vì tội lừa đảo được không. Người A này mới sinh con được 2 tháng, vậy họ có bị xử lý theo pháp luật không ạ. Theo pháp luật chúng tôi có được đòi lại tiền không, hoặc cô A này có quán cafe khá lớn, mặt bằng thì thuê của người khác, chúng tôi có thể yêu cầu thu giữ vật dụng trong quán để đổi thay tiền không ạ. Xin chân thành cảm ơn Luật sư nhiều.

Trả lời: Luật Minh Gia cảm ơn câu hỏi và đề nghị tư vấn của bạn. Trường hợp của bạn chúng tôi tư vấn như sau:

Theo thông tin bạn cung cấp bạn đưa cho A một số tiền là 90 triệu đồng với mục đích xin việc. Tuy nhiên, bạn lại không cung cấp thông tin A có phải là người có chức vụ, quyền hạn hoặc A có thực sự có khả năng xin việc hay không do đó, nếu A không có khả năng xin việc và đưa ra những thông tin gian dối nhằm mục đích chiếm đoạt số tài sản của bạn thì A có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo quy định tại Điều 174 Bộ luật hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017) như sau:

“1. Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm;

b) Đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 175 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;

c) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:

a) Có tổ chức;

b) Có tính chất chuyên nghiệp;

c) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;

d) Tái phạm nguy hiểm;

…”

Như vậy, nếu A có hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản của bạn với số tiền 90.000.000 đồng thì sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định tại Khoản 2 ĐIều 174 với mức phạt từ 02 năm đến 07 năm.

Bạn và chị B có thể cùng làm đơn trình báo và gửi đến cơ quan công an nơi bạn đang cư trú để đề nghị giải quyết. Nếu A có hành vi vi phạm thì sẽ bị xử lý theo quy định.

Tuy nhiên, do A đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi nên căn cứ theo quy định tại Điều 67 Luật hình sự 2015, A sẽ được hoãn chấp hành hình phạt tù đến khi con đủ 36 tháng tuổi.

Trong trường hợp này bạn có căn cứ để đòi lại khoản tiền này từ A và có thể yêu cầu cơ quan có thẩm quyền xem xét yêu cầu A thực hiện nghĩa vụ trả tiền cho bạn.

---

3. Hỏi thắc mắc về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản

Câu hỏi:

Kính chào công ty Luật Minh Gia, tôi xin trình bày sự việc sau đây, khoảng ngày 4 tháng 2 tôi có mua một chiếc xe hon da, lead, 110 của hon da Việt Nam sản xuất, của bạn tôi xe cô ấy đang trả góp ở cty tài chính, với giá lúc đó 24 triệu 5 trăm, và cô bạn tôi hứa với tôi là khoảng đến tháng 6 thì xe cô ấy bán cho tôi, đã hoàn tòan góp xong và cô ấy sẽ đưa giấy đăng ký xe bản chính cho tôi,và cô ấy hứa ;à khi cô ẩy trả tiền lãi lẫn tiền gốc cho ngân hàng thì cô ấy đưa biên lại cho tôi giữ, và cô có làm một tờ giấy bán xe chô tôi,tôi viết và cô ký sát nhận nội dung bán chiếc xe nói trên, đến khoảng tháng 5 thì tôi sang lại chiếc xe nói trên cho một người khác tên là A được 24 triệu và tôi cũng hẹn cô ấy đến tháng 6, tức 1 tháng sao như lời bạn tôi hứa với tôi,sao đó đến 6 thì tôi liên hệ theo số điện thoại bạn tôi không được, rồi đến tháng tiếp theo cũng vậy,rồi tôi cũng hẹn cô A, sau đó cô A báo công phường ,và công an quận khởi tố tôi tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản, lúc tôi ra tòa án quận tôi có nói tôi bị oan, tôi có giấy để đối chất chử ký của bạn, tòa không chấp nhận, nhà tôi không ai thăm nuôi, mà biết để lấy giấy mua bán cho tôi, cho dù nói tôi gạt A bán xe tôi chấp nhận đúng người đúng tội, nếu tìm ra giấy mua bán của tôi và bạn tôi, tôi có thể đề nghị kháng nghị giám đốc thẩm được không, tôi xin chân thành cám ơn luật sư.

Trả lời:

Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi yêu cầu tư vấn đến Công ty Luật Minh Gia, trường hợp của bạn chúng tôi tư vấn như sau:

Điều 174.  Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017 quy định về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản:

"Xem trích dẫn quy định tại phần 2"

Căn cứ quy định pháp luật nêu trên thì khi một người có hành vi dùng thủ đoạn gian dối như bằng lời nói hoặc hành động nhằm làm người khác tin và giao tài sản sau đó chiếm đoạt tài sản được giao.

Trường hợp của bạn mặc dù tại thời điểm giao kết hợp đồng chưa có xe thuộc sở hữu của mình nhưng đã giao kết hợp đồng mua bán xe và nhận tiền của người mua. Tuy nhiên nếu bạn có căn cứ chứng minh bạn đã thỏa thuận hẹn đến tháng 6 mới giao xe, nói rõ tình trạng của xe và người mua đồng ý thì đây không được xác định là hành vi gian dối. Đến thời điểm giao xe bạn chưa có xe nhưng đã liên lạc với người mua xe và không có ý định chiếm đoạt số tiền mà người mua đã đưa thì không xác định bạn có hành vi chiếm đoạt

Căn cứ Điều 371 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 quy định căn cứ để kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm:

“Bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm khi có một trong các căn cứ:

1. Kết luận trong bản án, quyết định của Tòa án không phù hợp với những tình tiết khách quan của vụ án;

2. Có vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng trong điều tra, truy tố, xét xử dẫn đến sai lầm nghiêm trọng trong việc giải quyết vụ án;

3. Có sai lầm nghiêm trọng trong việc áp dụng pháp luật."

Và căn cứ Điều 373 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 quy định về những người có quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm:

"1. Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao có quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án nhân dân cấp cao; bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án khác khi xét thấy cần thiết, trừ quyết định của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao.

2. Chánh án Tòa án quân sự trung ương, Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự trung ương có quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án quân sự cấp quân khu, Tòa án quân sự khu vực.

3. Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp cao có quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án nhân dân cấp tỉnh, Tòa án nhân dân cấp huyện trong phạm vi thẩm quyền theo lãnh thổ."

Căn cứ theo quy định tại Điều 371 và Điều 373 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 trường hợp bản án của Tòa án tuyên bạn có hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản nếu có căn cứ cho rằng không phù hợp với tình tiết khách quan của vụ án thì bạn có thể gửi đơn đến những người có thẩm quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm để được xem xét và giải quyết.

Trân trọng!

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

0971.166.169