Luật sư bào chữa tội lợi dụng ảnh hưởng người có chức vụ, quyền hạn để trục lợi
Mục lục bài viết
1. Quy định pháp luật về tội lợi dụng ảnh hưởng đối với người có chức vụ, quyền hạn để trục lợi:
1.1. Cơ sở pháp lí
Điều 366 Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi bổ sung 2017) quy định về Tội lợi dụng ảnh hưởng đối với người chức vụ, quyền hạn để trục lợi như sau:
“Điều 366. Tội lợi dụng ảnh hưởng đối với người có chức vụ quyền hạn để trục lợi
1. Người nào trực tiếp hoặc qua trung gian nhận bất kỳ lợi ích nào sau đây để dùng ảnh hưởng của mình thúc đẩy người có chức vụ, quyền hạn làm hoặc không làm một việc thuộc trách nhiệm của họ hoặc làm một việc không được phép làm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
a) Tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng;
b) Lợi ích phi vật chất
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:
a) Phạm tội 02 lần trở lên;
b) Tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác trị giá từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;
c) Tái phạm nguy hiểm.
3. Phạm tội trong trường hợp tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác trị giá 500.000.000 đồng trở lên, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm.
4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.”
>> Luật sư bào chữa vụ án hình sự
Hotline: 0902.586.286
1.2. Cấu thành tội phạm
a) Chủ thể:
Chủ thể của tội lợi dụng ảnh hưởng người có chức vụ, quyền hạn để trục lợi được quy định là cá nhân có đủ năng lực trách nhiệm hình sự, đạt độ tuổi theo luật định.
Ngoài hai dấu hiệu cơ bản nêu trên, chủ thể của tội này phải là người có quan hệ và có ảnh hưởng nhất định đối với người có chức vụ, quyền hạn. Tuy nhiên, ảnh hưởng đó không phải do chức vụ, quyền hạn mà do có quan hệ gia đình. (Ví dụ: người phạm tội là vợ hoặc chồng của người có chức vụ, quyền hạn) hoặc quan hệ xã hội khác. Đây chính là điểm quan trọng phân biệt tội phạm này với tội phạm quy định tại Điều 358 Bộ luật Hình sự hiện hành.
b) Khách thể:
Hành vi phạm tội xâm phạm đến uy tín, đến hoạt động đúng đắn của người có chức vụ quyền hạn, làm cho hoạt động của cơ quan, tổ chức bị ảnh hưởng.
c) Mặt khách quan của tội phạm:
Hành vi khách quan của tội phạm được quy định là hành vi trực tiếp hoặc qua trung gian nhận tiền, tài sản hoặc lợi ích khác (vật chất hoặc tinh thần). Theo quy định, đối tượng đòi, nhận hoặc sẽ nhận đã được mở rộng hơn so với quy định của Bộ luật Hình sự 1999. Đó không chỉ là lợi ích vật chất mà còn có thể là lợi ích phi vật chất tương tự như ở tội nhận hối lộ.
Căn cứ Điều 366 Bộ luật Hình sự năm 2015, hành vi nhận lợi ích cấu thành tội phạm khi lợi ích vật chất trị giá từ 2 triệu đồng trở lên. Nếu lợi ích được nhận là lợi ích phi vật chất (tinh thần) thì việc xác định trị giá là không bắt buộc.
Thủ đoạn nhận tiền, tài sản... ở tội này có thể là nhận trực tiếp từ người đưa hoặc qua một hoặc nhiều người trung gian, có thể nhận trước hoặc sau khi thực hiện yêu cầu của bên đưa.
Hành vi nhận lợi ích bất kì được thực hiện là do chủ thể đã dùng ảnh hưởng của mình (do có mối quan hệ nhất định như quan hệ gia đình, họ hàng, bạn bè hoặc quan hệ thân thiết khác) thúc đẩy người có chức vụ, quyền hạn làm hoặc không làm một thuộc trách nhiệm của họ hoặc làm một việc không được phép làm việc theo yêu cầu của người đưa.
d) Mặt chủ quan của tội phạm:
Lỗi của tội lợi dụng ảnh hưởng người có chức vụ, quyền hạn để trục lợi là lỗi cố ý trực tiếp. Động cơ phạm tội là động cơ vụ lợi.
1.3. Hình phạt
Điều 366 Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi bổ sung 2017) quy định chế tài về Tội lợi dụng ảnh hưởng đối với người chức vụ, quyền hạn để trục lợi với 3 khung hình phạt chính và 1 khung hình phạt bổ sung:
- Khung hình phạt cơ bản được quy định là hình phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
- Hai khung hình phạt tăng nặng được quy định là hình phạt tù từ 02 năm đến 07 năm và từ 05 năm đến 10 năm.
Các dấu hiệu định khung hình phạt tăng nặng được quy định chủ yếu là dấu hiệu về trị giá của lợi ích vật chất. Ngoài ra còn có dấu hiệu “phạm tội 02 lần trở lên” và dấu hiệu “tái phạm nguy hiểm”.
- Khung hình phạt bổ sung được quy định (có thể được áp dụng) là phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.
2. Quy trình Luật sư bào chữa tại Luật Minh Gia
Nhằm chuyên nghiệp hóa dịch vụ Luật sư bào chữa vụ án hình sự, Luật Minh Gia tiến hành giải quyết yêu cầu của khách hàng về dịch vụ này theo từng bước như sau:
Bước 1: Tiếp nhận thông tin và hồ sơ vụ việc (Quyết định khởi tố bị can, vụ án, giấy tờ liên quan…) từ bị can, bị cáo, người thân, người đại diện khác của bị can, bị cáo.
Bước 2: Xác định về điều kiện, thẩm quyền giải quyết, thời gian thực hiện và phân công luật sư tham gia tố tụng.
Bước 3: Thu thập chứng cứ, tài liệu và các điều kiện chứng minh khác theo quy định pháp luật nhằm phục vụ công tác tham gia tố tụng bào chữa cho bị can, bị cáo của luật sư.
Bước 4: Hoàn thiện hồ sơ tham gia tố tụng gửi các cơ quan tiến hành tố tụng và triển khai nghiên cứu hồ sơ vụ án.
Bước 5: Luật sư tham gia tố tụng tại cơ quan tiến hành tố tụng theo nhiệm vụ đã phân công nhằm bào chữa cho bị can, bị cáo trong vụ án về tội giả mạo trong công tác.
3. Phương thức liên hệ luật sư
Quý khách có nhu cầu sử dụng dịch vụ có thể liên hệ với Minh Gia qua hình thức sau:
- Gọi tới Hotline yêu cầu dịch vụ: 0902.586.286
- Hoặc Gửi Email: lienhe@luatminhgia.vn
- Hoặc đến trực tiếp địa chỉ văn phòng:
- VP Hà Nội: Số 5 Ngõ 36 Nguyễn Thị Định, Trung Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội.
- VP TP HCM: A11-12 Lầu 11 Block A, Tòa nhà Sky Center, số 5B Phổ Quang, Tân Bình, TP Hồ Chí Minh.
Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất