Luật sư bào chữa tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản theo Bộ luật hình sự 2015
1. Luật sư tư vấn về luật Hình sự
Hiện nay, các tệ nạn xã hội có xu hướng ngày càng gia tăng và diễn biến phức tạp. Những tội xâm phạm đến quyền sở hữu tài sản của người khác như: cướp giật tài sản, trộm cắp tài sản, lừa đảo chiếm đoạt tài sản,… xảy ra rất nhiều với thủ đoạn ngày càng nguy hiểm, có tính chất côn đồ,…
Bộ luật Hình sự có 1 chương quy định về nhóm tội xâm phạm sở hữu. Trong đó, tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản của người khác được quy định rất cụ thể về tính chất hành vi, về giá trị tài sản bị hủy hoại. Mặc dù vậy, khi áp dụng pháp luật, không ít trường hợp nhận định nhầm lẫn với tội khác hoặc hành vi chưa đủ điều kiện cấu thành tội phạm hình sự.
Nếu bạn đang có thắc mắc về hành vi hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản mà chưa chắc chắn được có vi phạm hình sự hay không? Hãy liên hệ với công ty Luật Minh Gia để được Luật sư giải đáp các vấn đề liên quan.
Luật sư bào chữa vụ án hình sự
>> Liên hệ: 0902.586.286
2. Tư vấn tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản
Điều 178 Bộ luật hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017) có quy định như sau:
“1. Người nào hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi quy định tại Điều này mà còn vi phạm;
b) Đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;
c) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;
d) Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ;
đ) Tài sản là di vật, cổ vật.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:
a) Có tổ chức;
b) Gây thiệt hại cho tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;
c) Tài sản là bảo vật quốc gia;
d) Dùng chất nguy hiểm về cháy, nổ hoặc thủ đoạn nguy hiểm khác;
đ) Để che giấu tội phạm khác;
e) Vì lý do công vụ của người bị hại;
g) Tái phạm nguy hiểm.
3. Phạm tội gây thiệt hại cho tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm.
4. Phạm tội gây thiệt hại cho tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 20 năm.
5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.”
Tội phạm này xâm phạm đến quan hệ sở hữu tài sản hợp pháp. Chủ thể thực hiện Tội phạm này. Chủ thể thực hiện tội phạm này là chủ thể thường, từ đủ 14 tuổi trở lên và đáp ứng đủ điều kiện về năng lực chịu trách nghiệm hình sự. (Tuy nhiên, người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi chỉ phải chịu trách nhiệm đối với tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng quy định tại Khoản 3 và Khoản 4 Điều 178.)
Tội phạm được thực hiện với lỗi cố ý, mục đích khi thực hiện hành vi phạm tội là làm tài sản bị hư hỏng hoặc bị phá hoại.
Tội huỷ hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản theo quy định tại Điều 178 bao gồm hai hành vi độc lập là hủy hoại tài sản hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản. Do đó, đối với mỗi hành vi phạm tội khác nhau thì sẽ có hành vi khách quan khác nhau, cụ thể:
- Huỷ hoại tài sản là việc làm cho tài sản đó không còn giá trị sử dụng, không thể khôi phục lại được.
- Làm hư hỏng tài sản là làm giảm đáng kể giá trị sử dụng của tài sản nhưng giá trị sử dụng bị giảm đó vẫn có thể khôi phục được một phần hoặc thậm chí là toàn bộ.
3. Quy trình Luật sư bào chữa vụ án hình sự tại Luật Minh Gia
Các bước bào chữa vụ án hình sự tại Luật Minh Gia như sau:
Bước 1: Tiếp nhận thông tin và hồ sơ vụ việc.
Bước 2: Xác định về điều kiện, thẩm quyền giải quyết, thời gian thực hiện và tư vấn cho quý khách các nội dung liên quan và phân công luật sư tham gia tố tụng.
Bước 3: Thu thập chứng cứ, tài liệu … nhằm phục vụ công tác tham gia tố tụng bào chữa cho bị can, bị cáo của luật sư.
Bước 4: Hoàn thiện hồ sơ tham gia tố tụng gửi các cơ quan tiến hành tố tụng và tiến hành nghiên cứu hồ sơ vụ án.
Bước 5: Luật sư tham gia tố tụng tại cơ quan tiến hành tố tụng theo nhiệm vụ đã phân công nhằm bào chữa cho bị can, bị cáo trong vụ án hình sự.
4. Phương thực liên hệ luật sư tham gia bào chữa về Tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản.
Mọi thắc mắc về dịch vụ vui lòng liên hệ qua các phương thức sau:
Cách 1: Liên hệ Hotline yêu cầu dịch vụ: 0902.586.286
Cách 2: Gửi Email: lienhe@luatminhgia.vn
Cách 3: Đến trực tiếp địa chỉ văn phòng:
- VP Hà Nội: Số 5 Ngõ 36 Nguyễn Thị Định, Trung Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội.
- VP TP HCM: A11-12 Lầu 11 Block A, Tòa nhà Sky Center, số 5B Phổ Quang, Tân Bình, TP Hồ Chí Minh.
Ngoài ra, bạn tham khảo tình huống luật sư tư vấn về vấn đề luật Hình sự như sau:
Câu hỏi: Đang trong thời gian tại ngoại tiếp tục phạm tội quy định thế nào?
Kính mong luật sư tư vấn giúp với ah! tôi muốn được luật sư Minh Gia tư vấn thắc mắc. Vợ tôi gây án " Lạm dụng tín nhiệm lừa đảo chiếm đoạt tài sản" và được tại ngoại để chờ xử vì đang nuôi con nhỏ dưới 36 tháng tuổi ( và đang có bầu bé thứ 2 đượ hơn 8 tháng) . Trong thời gian tại ngoại để chờ xử thì vợ tôi lại gây thêm án " Mua bán trái phép chất ma túy " hiện đang bị tạm giam ( thời điểm gây án này vợ tôi mối sinh cháu thứ 2 được 1 t măc của tôi là điều tra viên nói vợ tôi không được tại ngoại nữa là có đúng không và nếu sau này ra tòa xử cộng gộp cả 2 án lại thì vợ tôi có xin được hoãn thi hành án đến lúc đứa con thứ 2 được đủ 36 tháng tuổi không. Kính mong luật sư Minh Gia tư vấn cho tôi được sớm nhất. Chân thành cám ơn !
Trả lời: Cảm ơn anh/chị đã tin tưởng và gửi đề nghị tư vấn đến Công ty Luật Minh Gia, Đối với yêu cầu hỗ trợ của anh/chị chúng tôi tư vấn như sau:
Căn cứ theo Điều 119 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 quy định như sau:
Điều 119. Tạm giam
....4. Đối với bị can, bị cáo là phụ nữ có thai hoặc đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi, là người già yếu, người bị bệnh nặng mà có nơi cư trú và lý lịch rõ ràng thì không tạm giam mà áp dụng biện pháp ngăn chặn khác, trừ các trường hợp:
a) Bỏ trốn và bị bắt theo quyết định truy nã;
b) Tiếp tục phạm tội;
c) Có hành vi mua chuộc, cưỡng ép, xúi giục người khác khai báo gian dối, cung cấp tài liệu sai sự thật; tiêu hủy, giả mạo chứng cứ, tài liệu, đồ vật của vụ án, tẩu tán tài sản liên quan đến vụ án; đe dọa, khống chế, trả thù người làm chứng, bị hại, người tố giác tội phạm hoặc người thân thích của những người này;
d) Bị can, bị cáo về tội xâm phạm an ninh quốc gia và có đủ căn cứ xác định nếu không tạm giam đối với họ thì sẽ gây nguy hại đến an ninh quốc gia.
Như vậy, lúc này nếu như vợ anh trong thời gian tại ngoại vẫn tiếp tục phạm tội thì phía cơ quan công an có căn cứ yêu cầu tiếp tục tạm giam để điều tra; tuy nhiên, nếu có bản án thì vợ anh vẫn được hoãn chấp hành hình phạt tù cho đến khi con dưới 36 tháng tuổi.
Anh/chị tham khảo để giải đáp thắc mắc của mình! Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hộ trợ pháp lý khác Anh/chị vui lòng liên hệ bộ phận luật sư trực tuyến của chúng tôi để được tư vấn.
Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất