Luật sư Nguyễn Mạnh Tuấn

Luật sư bào chữa tội gian lận trong kinh doanh bảo hiểm theo Bộ luật Hình sự 2015

Kinh doanh bảo hiểm là một trong những những loại hình kinh doanh phát triển phổ biến tại nước ta trong thời gian gần đây. Khi mà người dân bắt đầu có sự quan tâm, tìm hiểu và có nhu cầu nhiều hơn về bảo hiểm thì sẽ kéo theo nhiều trường hợp vi phạm về bảo hiểm nhằm trục lợi, gây ảnh hưởng xấu đến xã hội.

1. Quy định pháp luật về tội gian lận trong kinh doanh bảo hiểm

Hoạt động kinh doanh bảo hiểm đang ngày càng trở nên phổ biến ở nước ta vì nhu cầu phòng ngừa rủi ro của mỗi người ngày càng tăng. Kinh doanh bảo hiểm là doạt động của doanh nghiệp bảo hiểm nhằm mục đích sinh lợi, theo đó doanh nghiệp bảo hiểm chấp nhận rủi ro của người được bảo hiểm, trên cơ sở bên mua bảo hiểm đóng phí bảo hiểm để doanh nghiệp bảo hiểm trả tiền bảo hiểm cho người thụ hưởng hoặc bồi thường cho người được bảo hiểm khi xảy ra sự kiện bảo hiểm.

Do đó, hành vi gian lận trong kinh doanh bảo hiểm là hành vi nguy hiểm cho xã hội, làm mất quyền lợi của những người tham gia bảo hiểm nên cần được pháp luật hình sự điều chỉnh. Tội gian lận trong kinh doanh bảo hiểm là tội phạm thuộc nhóm tội trong lĩnh vực thuế, tài chính, ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm và được quy định cụ thể tại Điều 213 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) như sau: 

"1. Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây chiếm đoạt tiền bảo hiểm từ 20.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng hoặc gây thiệt hại từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng, nếu không thuộc trường hợp quy định tại các điều 174, 353 và 355 của Bộ luật này, thì bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm:

a) Thông đồng với người thụ hưởng quyền lợi bảo hiểm để giải quyết bồi thường bảo hiểm, trả tiền bảo hiểm trái pháp luật;

b) Giả mạo tài liệu, cố ý làm sai lệch thông tin để từ chối bồi thường, trả tiền bảo hiểm khi sự kiện bảo hiểm đã xảy ra;

c) Giả mạo tài liệu, cố ý làm sai lệch thông tin trong hồ sơ yêu cầu bồi thường, trả tiền bảo hiểm;

d) Tự gây thiệt hại về tài sản, sức khỏe của mình để hưởng quyền lợi bảo hiểm, trừ trường hợp luật có quy định khác.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 01 năm đến 03 năm:

a) Có tổ chức;

b) Dùng thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt;

c) Chiếm đoạt số tiền bảo hiểm từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;

d) Gây thiệt hại từ 200.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng;

đ) Tái phạm nguy hiểm.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm:

a) Chiếm đoạt số tiền bảo hiểm 500.000.000 đồng trở lên;

b) Gây thiệt hại 1.000.000.000 đồng trở lên.

4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

5. Pháp nhân thương mại phạm tội quy định tại Điều này, thì bị phạt như sau:

a) Thực hiện một trong các hành vi quy định tại khoản 1 Điều này chiếm đoạt số tiền bảo hiểm từ 200.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng hoặc gây thiệt hại từ 400.000.000 đồng đến dưới 2.000.000.000 đồng, thì bị phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng;

b) Phạm tội thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b và đ khoản 2 Điều này hoặc chiếm đoạt số tiền bảo hiểm từ 1.000.000.000 đồng đến dưới 3.000.000.000 đồng hoặc gây thiệt hại từ 2.000.000.000 đồng đến dưới 5.000.000.000 đồng, thì bị phạt tiền từ 1.000.000.000 đồng đến 3.000.000.000 đồng;

c) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này chiếm đoạt số tiền bảo hiểm 3.000.000.000 đồng trở lên hoặc gây thiệt hại 5.000.000.000 đồng trở lên, thì bị phạt tiền từ 3.000.000.000 đồng đến 7.000.000.000 đồng;

d) Pháp nhân thương mại còn có thể bị cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định hoặc cấm huy động vốn từ 01 năm đến 03 năm."

>> Luật sư bào chữa vụ án hình sự

Hotline: 0902.586.286

Từ quy định này có thể xác định:

Hành vi khách quan của tội gian lận trong kinh doanh bảo hiểm bao gồm:

- Thông đồng với người thụ hưởng quyền lợi bảo hiểm để giải quyết bồi thường bảo hiểm, trả tiền bảo hiểm trái pháp luật;

- Giả mạo tài liệu, cố ý làm sai lệch thông tin để từ chối bồi thường, trả tiền bảo hiểm khi sự kiện bảo hiểm đã xảy ra;

- Giả mạo tài liệu, cố ý làm sai lệch thông tin trong hồ sơ yêu cầu bồi thường, trả tiền bảo hiểm;

- Tự gây thiệt hại về tài sản, sức khỏe của mình để hưởng quyền lợi bảo hiểm, trừ trường hợp luật có quy định khác.

Tuy nhiên, các chủ thể thực hiện hành vi này chỉ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội này và không thuộc trường hợp phạm tội theo quy định tại Điều 174 (tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản), Điều 353 (tội tham ô), Điều 355 (tội lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản) Bộ luật hình sự và khi gây ra hậu quả đạt ngưỡng bị truy cứu trách nhiệm theo quy định tại Điều 213 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) như sau:

- Chiếm đoạt tiền bảo hiểm từ 20.000.000 đồng trở lên;

- Gây thiệt hại từ 50.000.000 đồng trở lên.

Người phạm tội gian lận trong kinh doanh bảo hiểm có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự dựa trên mức độ nghiêm trọng và chủ thể thực hiện hành vi phạm tội. Cụ thể như sau: 

+ Đối với cá nhân phạm tội, bao gồm 03 khung hình phạt chính: 

- Khung 1: Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm, đối với hành vi phạm tội thuộc trường hợp được quy định tại Khoản 1 Điều này; 

- Khung 2: Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 01 năm đến 03 năm, đối với hành vi phạm tội thuộc trường hợp được quy định tại Khoản 2 Điều này;

- Khung 3: Phạt tù từ 03 năm đến 07 năm, đối với hành vi phạm tội thuộc trường hợp được quy định tại Khoản 3 Điều này;

- Hình phạt bổ sung: Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm. 

+ Đối với pháp nhân thương mại phạm tội, bao gồm 03 khung hình phạt chính: 

- Khung 1: Phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng, đối với hành vi phạm tội được quy định tại Điểm a Khoản 5 Điều này; 

- Khung 2: Phạt tiền từ 1.000.000.000 đồng đến 3.000.000.000 đồng, đối với hành vi phạm tội được quy định tại Điểm b Khoản 5 Điều này;

- Khung 3: Phạt tiền từ 3.000.000.000 đồng đến 7.000.000.000 đồng, đối với hành vi phạm tội được quy định tại Điểm b Khoản 5 Điều này;

- Hình phạt bổ sung: Bị cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định hoặc cấm huy động vốn từ 01 năm đến 03 năm. 

2. Lý do cần thuê Luật sư bào chưa tội gian lận trong kinh doanh bảo hiểm

Hầu hết tất cả các bị can và bị cáo đều không nắm rõ được các pháp luật vệ tội phạm mà mình đang bị tình nghi phạm tội cũng như các quy định về tố tụng hình sự nên không thể hiểu hết được tính chất và mức độ sự việc. Nên luật sư – với vai trò là người bào chữa cho bị cáo sẽ giải thích rõ luật và hướng dẫn bị cáo nên làm gì.

3. Quy trình Luật sư bào chữa tại Luật Minh Gia

Dịch vụ bào chữa tại Luật Minh Gia gồm các bước cơ bản sau:

Bước 1: Trao đổi, tiếp nhận và thu thập các thông tin cần thiết liên quan đến gian lận trong kinh doanh bảo hiểm do khách hàng cung cấp.

Bước 2: Xác định về điều kiện, thẩm quyền giải quyết, thời gian thực hiện và phân công luật sư tham gia tố tụng.

Bước 3: Thu thập chứng cứ, tài liệu và các điều kiện chứng minh khác theo quy định pháp luật nhằm phục vụ công tác tham gia tố tụng bào chữa cho bị can, bị cáo của luật sư.

Bước 4: Nghiên cứu hồ sơ vụ án, hoàn thiện hồ sơ tham gia tố tụng gửi các cơ quan tiến hành tố tụng.

Bước 5: Luật sư tham gia làm việc, bào chữa tại cơ quan có thẩm quyền theo thông báo của cơ quan tố tụng.

4. Phương thức liên hệ Luật sư bào chữa tại Luật Minh Gia

Cách 1: Liên hệ Hotline yêu cầu dịch vụ: 0902.586.286

Cách 2: Gửi Email: lienhe@luatminhgia.vn

Cách 3: Đến trực tiếp địa chỉ văn phòng:

- VP Hà Nội: Số 5 Ngõ 36 Nguyễn Thị Định, Trung Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội.

- VP TP HCM: A11-12 Lầu 11 Block A, Tòa nhà Sky Center, số 5B Phổ Quang, Tân Bình, TP Hồ Chí Minh.

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

0971.166.169