Luật sư Nguyễn Mạnh Tuấn

Tội cưỡng đoạt tài sản theo quy định tại bộ luật hình sự

Tội cưỡng đoạt tài sản là một trong những tội phạm được Bộ luật hình sự ghi nhân qua các thời kỳ, tuy nhiên, chưa nhiều người hiểu rõ về tội phạm này nên nhầm lẫn với các tội xâm phạm sở hữu khác hoặc lúng túng, khó khăn trong việc thực hiện trên thực tế.

1. Tư vấn về tội cưỡng đoạt tài sản

Cưỡng đoạt tài sản được hiểu là hành vi đe dọa sẽ dùng vũ lực hoặc có thủ đoạn khác uy hiếp tinh thần người khác nhằm chiếm đoạt tài sản của họ. Tội cưỡng đoạt tài sản là tội có cấu thành hình thức do vậy hậu quả của chiếm đoạt tài sản không phải là yếu tố bắt buộc để định tội, nếu người phạm tội chưa gây ra hậu quả nhưng có ý thức chiếm đoạt và đã thực hiện hành vi đe dọa sẽ dùng vũ lực hoặc dù thủ đoạn khác uy hiếp tinh thần của người có trách nhiệm về tài sản là tội phạm đã hoàn thành. Nếu bạn chưa tìm hiểu các quy định pháp luật về vấn đề này bạn hãy liên hệ tới Luật Minh Gia, luật sư sẽ tư vấn cho bạn những nội dung như sau:

+ Các yếu tố cấu thành tội cưỡng đoạt tài sản;

+ Hình phạt tội cưỡng đoạt tài sản;

2. Quy định về Tội Cưỡng đoạt tài sản

Tội cưỡng đoạt tài sản được quy định, hướng dẫn tại Điều 170 Bộ luật hình sự số 100/2015/QH13 ngày 27 tháng 11 năm 2015, cụ thể như sau:

1. Người nào đe doạ sẽ dùng vũ lực hoặc có thủ đoạn khác uy hiếp tinh thần người khác nhằm chiếm đoạt tài sản, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm:

a) Có tổ chức;

b) Có tính chất chuyên nghiệp;

c) Phạm tội đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu hoặc người không có khả năng tự vệ;

d) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;

đ) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;

e) Tái phạm nguy hiểm.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:

a) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;

b) Lợi dụng thiên tai, dịch bệnh.

4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm:

a) Chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên;

b) Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp.

5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

---

3. Tư vấn vướng mắc về tội cưỡng đoạt tài sản

Câu hỏi:

Chào anh chị luật sư, Em có nguơì bạn vừa rồi bị xử về tội cưỡng đoạt tài sản theo khoản 1 diều 135 BLHS, bị cáo là tên Tuyền. Theo lời khai của bị cáo là mượn 4 chiếc điện thoại của 2 em học sinh nhưng khi mượn một thời gian thì có nhận được đơn tố cáo là dùng lời nói đe dọa dùng vũ lực để chiếm đoạt tài sản (4 chiếc điện thoại) nhưng khi gia đình bị cáo gặp trực tiếp 2 em học sinh (bị hại) để hỏi cho rõ thì các em nói la cho bị cao mượn chứ không phải bị cáo dùng lời nói đe dọa để chiếm đoạt tài sản như bản cáo trạng nêu và gia đình cũng đã nhờ 2 em học sinh viết rõ sự thật là muợn điện thoại. Khi xét xử sơ thẩm thì tòa án không đưa ra bằng chứng cụ thể mà chỉ dựa vào đơn tố cáo của người bị hại. Vậy em hỏi gia đình phải làm thế nào? cơ quan điều tra liệu có vội vàng quyết định không?

Trả lời:

Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi cần tư vấn tới Công ty Luật Minh Gia, với thắc mắc của bạn chúng tôi tư vấn như sau:

Bộ luật hình sự quy định: Thẩm phán được phân công chủ toạ phiên toà chỉ quyết định đưa vụ án ra xét xử khi đã thấy các tài liệu có trong hồ sơ vụ án đã đầy đủ, không cần phải điều tra bổ sung, không thuộc trường hợp tạm đình chỉ hoặc đình chỉ vụ án. Toà án phải trực tiếp xác định những tình tiết của vụ án bằng cách hỏi và nghe lời trình bày của nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án, người đại diện hợp pháp, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự và những người tham gia tố tụng khác; xem xét, kiểm tra tài liệu, chứng cứ đã thu thập được; nghe Kiểm sát viên phát biểu ý kiến của Viện kiểm sát về việc giải quyết vụ án, trong trường hợp có Kiểm sát viên tham gia phiên toà. Bản án chỉ được căn cứ vào kết quả tranh tụng, việc hỏi tại phiên toà và các chứng cứ đã được xem xét, kiểm tra tại phiên toà.

Theo sự trình bày của bạn thì Tòa ko đưa ra được bằng chứng cụ thể mà chỉ dựa vào đơn tố cáo của người bị hại là vi phạm thủ tục tố tụng. Như vậy, nếu không đồng tình với bản án cấp sơ thẩm đưa ra, gia đình bạn có thể làm đơn kháng cáo lên cấp xét xử phúc thẩm là toàn án nhân dân tỉnh.

Điều 331 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định người sau đây có quyền kháng cáo như sau:

“1. Bị cáo, bị hại, người đại diện của họ có quyền kháng cáo bản án hoặc quyết định sơ thẩm.

2. Người bào chữa có quyền kháng cáo để bảo vệ lợi ích của người dưới 18 tuổi, người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất mà mình bào chữa.

3. Nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người đại diện của họ có quyền kháng cáo phần bản án hoặc quyết định có liên quan đến việc bồi thường thiệt hại.

4. Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án, người đại diện của họ có quyền kháng cáo phần bản án hoặc quyết định có liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ của họ.

5. Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại, đương sự là người dưới 18 tuổi hoặc người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất có quyền kháng cáo phần bản án hoặc quyết định có liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ của người mà mình bảo vệ.

6. Người được Tòa án tuyên không có tội có quyền kháng cáo về các căn cứ mà bản án sơ thẩm đã xác định là họ không có tội.”

Trong số những người có quyền kháng cáo, phạm vi quyền kháng cáo của họ tùy thuộc vào địa vị pháp lý của mỗi người khi tham gia tố tụng. Bị cáo có quyền kháng cáo toàn bộ bản án, nhưng những người có quyền và nghĩa vụ liên quan chỉ được kháng cáo những quyết định có liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ của họ.

Thời hạn kháng cáo: Theo quy định tại điều 333 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015, thời hạn kháng cáo của những người tham gia tố tụng và đại diện hợp pháp cho họ được quy định như sau:

“1. Thời hạn kháng cáo đối với bản án sơ thẩm là 15 ngày kể từ ngày tuyên án. Đối với bị cáo, đương sự vắng mặt tại phiên tòa thì thời hạn kháng cáo tính từ ngày họ nhận được bản án hoặc ngày bản án được niêm yết theo quy định của pháp luật.

2. Thời hạn kháng cáo đối với quyết định sơ thẩm là 07 ngày kể từ ngày người có quyền kháng cáo nhận được quyết định…”

Như vậy, em trai bạn hoặc gia đình có quyền kháng cáo nếu thấy bản án của tòa án quá nặng hoặc xét xử sai.Thời hạn kháng cáo là 15 ngày kế từ ngày tòa tuyên án hoặc kể từ ngày bản án được giao, niêm yết.

---

4. Vay tiền không trả có phạm tội hình sự không?

Câu hỏi:

Chào Luật sư! Em muốn nhờ luật sư tư vấn : Bố mẹ em có cho một người bạn mượn số tiền 20 triệu từ tháng 5/2016 và người này có hẹn khoảng 2 tuần sau trả lại, vì là người quen nên không có bất kì giấy tờ nào có liên quan đến việc cho mượn. Quá thời hạn giao hẹn, bố mẹ em có nhiều lần gọi điện, đến nhà nhưng người này khi thì tránh mặt, không bắt máy, khi thì hẹn lại lần khác và buộc phải viết tay một tờ giấy trong đó có ghi " Hôm này ngày , tháng, năm, hẹn 2 ngày sau trả anh ..... chị ... 20 triệu đồng" có kí tên xác nhận. Nhưng đến 1 tháng sau thì người này chỉ trả được 10 triệu đồng và đến nay không trả thêm và có những lời lẽ đe dọa sẽ bỏ trốn nếu bố mẹ em đòi tiếp. Em muốn xin luật sư tư vấn rằng người đó có vi phạm pháp luật về chiếm đoạt tài sản không, nếu có thì bố mẹ em có quyền khởi kiện và cần bằng chứng như thế nào, tờ giấy viết tay nói trên có còn hiệu lực không ? Em xin cảm ơn luật sư!

Trả lời:

Đối với yêu cầu hỗ trợ của anh/chị chúng tôi đã tư vấn một số trường hợp tương tự sau đây:

>> Vay nợ không trả có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?

>> Không trả nợ vay dân sự có bị truy cứu trách nhiệm hình sự?

Anh/chị tham khảo để giải đáp thắc mắc của mình! Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hộ trợ pháp lý khác Anh/chị vui lòng liên hệ bộ phận luật sư trực tuyến của chúng tôi để được giải đáp.

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Liên hệ tư vấn