Luật sư Nguyễn Mạnh Tuấn

Tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có

Tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có được quy định cụ thể về hành vi vi phạm, lỗi, khung hình phạt và các quy định khác liên quan đến hành vi chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có, cụ thể như sau:

Hành vi chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có được quy định là hành vi của người nào không hứa hẹn trước mà chứa chấp, tiêu thụ tài sản biết rõ là do người khác phạm tội mà có, đây là hành vi nguy hiểm cho xã hội.

Theo quy định của pháp luật hiện hành bên cạnh những mặt tích cực đã đạt được thì hiện tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có đã bộc lộ những vướng mắc khiến cho thực tiễn xử lý hành vi chứa chấp, tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có còn có sai sót, khó khăn. Do vậy, Luật Minh Gia luôn đồng hành với khách hàng của mình trong việc tham gia tố tụng bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của khách hàng.

1. Quy định về Tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có

- Quy định chung về tội danh

Căn cứ Điều 323 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 quy định về hành vi chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự như sau:

“Điều 323. Tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có

1. Người nào không hứa hẹn trước mà chứa chấp, tiêu thụ tài sản biết rõ là do người khác phạm tội mà có, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm:

a) Có tổ chức;

b) Có tính chất chuyên nghiệp;

c) Tài sản, vật phạm pháp trị giá từ 100.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng;

d) Thu lợi bất chính từ 20.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng;

đ) Tái phạm nguy hiểm.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 10 năm:

a) Tài sản, vật phạm pháp trị giá từ 300.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng;

b) Thu lợi bất chính từ 100.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng.

4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 15 năm:

a) Tài sản, vật phạm pháp trị giá 1.000.000.000 đồng trở lên;

b) Thu lợi bất chính 300.000.000 đồng trở lên.

5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.”

>> Luật sư bào chữa vụ án hình sự

Hotline: 0902.586.286

- Dấu hiệu pháp lý của tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có

* Khách thể của tội phạm:

Tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có không chỉ xâm phạm đến trật tự công cộng, trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa mà còn xâm phạm đến hoạt động của cơ quan tư pháp trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử vụ án hình sự. Đối tượng tác động của tội phạm này là tài sản do người phạm tội có được trực tiếp từ việc thực hiện hành vi phạm tội hoặc tài sản có được từ việc mua bán, đổi chác bằng tài sản có được trực tiếp từ việc thực hiện hành vi phạm tội.

* Mặt khách quan của tội phạm:

Hành vi không hứa hẹn trước mà chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản mà mình biết rõ là do người khác phạm tội mà có. Trong đó chứa chấp tài sản là hành vi cất giữ, che giấu, bảo quản tài sản, cho để nhờ, cho thuê địa điểm để che giấu, cất giấu, bảo quản tài sản đó ở bất kỳ nơi nào mà người phạm tội có thể chi phối, kiểm soát được. Còn tiêu thụ tài sản là hành vi mua bán, thuê, cho thuê, trao đổi, cầm cố, thế chấp, đặt cọc, ký gửi, cho tặng, nhận tài sản hoặc giúp cho việc thực hiện các hành vi đó.

* Chủ thể của tội phạm:

Người có năng lực trách nhiệm hình sự và đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự.

* Mặt chủ quan của tội phạm:

Người phạm tội thực hiện với lỗi cố ý trực tiếp, họ nhận thức rõ tài sản do người khác phạm tội mà có mà vẫn thực hiện hành vi chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản này mà không hứa hẹn, thỏa thuận trước với người phạm tội. Nếu đã hứa hẹn, thỏa thuận trước với nhau về việc chứa chấp, tiêu thụ tài sản hoặc tuy không có hứa hẹn, thỏa thuận trước với nhau nhưng trước đó người này đã từng chứa chấp, tiêu thụ tài sản do phạm tội mà có thì vẫn coi là đồng phạm đối với hành vi chiếm đoạt tài sản với vai trò giúp sức chứ không phải là hành vi chứa chấp hoặc tiêu thụ.

- Quy định về tội danh theo bộ luật hình sự 1999

Theo điều 250 Bộ Luật hình sự 1999, sửa đổi bổ sung ngày 19/06/2009 thì Tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có được quy định như sau:

Tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có

1. Người nào không hứa hẹn trước mà chứa chấp, tiêu thụ tài sản biết rõ là do người khác phạm tội mà có, thì bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm:

A) Có tổ chức;

B) Có tính chất chuyên nghiệp;

C) Tài sản, vật phạm pháp có giá trị lớn;

D) Thu lợi bất chính lớn;

Đ) Tái phạm nguy hiểm.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ năm năm đến mười năm:

A) Tài sản, vật phạm pháp có giá trị rất lớn;

B) Thu lợi bất chính rất lớn.

4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm:

A) Tài sản, vật phạm pháp có giá trị đặc biệt lớn;

B) Thu lợi bất chính đặc biệt lớn.

5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ ba triệu đồng đến ba mươi triệu đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản hoặc một trong hai hình phạt này.

2. Quy trình Luật sư bào chữa tại Luật Minh Gia

Tại Luật Minh Gia, quy trình Luật sư tiến hành bào chữa theo yêu cầu của khách hàng được thực hiện như sau:

Bước 1: Tiếp nhận thông tin và hồ sơ vụ việc về hành vi đánh bạc từ bị can, bị cáo, người thân, người đại diện khác của bị can, bị cáo.

Bước 2: Xác định về điều kiện, thẩm quyền giải quyết, thời gian thực hiện và phân công luật sư tham gia tố tụng.

Bước 3: Thu thập chứng cứ, tài liệu và các điều kiện chứng minh khác theo quy định của pháp luật nhằm phục vụ công tác tham gia tố tụng bào chữa cho bị can, bị cáo của luật sư.

Bước 4: Hoàn thiện hồ sơ tham gia tố tụng gửi các cơ quan tiến hành tố tụng và triển khai nghiên cứu hồ sơ vụ án.

Bước 5: Luật sư tham gia tố tụng tại cơ quan tiến hành tố tụng theo nhiệm vụ đã phân công nhằm bào chữa cho bị can, bị cáo trong vụ án hình sự.

3. Liên hệ Luật sư bào chữa

Mọi thắc mắc về dịch vụ luật sư bào chữa tội đánh bạc, quý khách vui lòng liên hệ qua các phương thức sau:

Cách 1: Liên hệ Hotline yêu cầu dịch vụ: 0902.586.286

Cách 2: Gửi Email: lienhe@luatminhgia.vn  

Cách 3: Đến trực tiếp địa chỉ văn phòng:

- VP Hà Nội: P.12A09 Tòa nhà 17T7, KĐT Trung hòa Nhân chính, Thanh Xuân, HN

- VP TP HCM: A11-12 Lầu 11 Block A, Tòa nhà Sky Center, số 5B Phổ Quang, Tân Bình, TP Hồ Chí Minh.

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

0971.166.169