Tổ chức khám sức khỏe định kỳ cho người lao động quy định thế nào?
Mục lục bài viết
Trong trường hợp không đủ thời gian tìm hiểu và muốn đảm bảo quyền lợi của mình, doanh nghiệp mình không bị xâm phạm và hoạt động đúng quy định pháp luật nhằm phòng tránh rủi ro không đáng có, bạn hãy liên hệ với chúng tôi qua Hotline: 1900.6169 Luật Minh Gia sẵn sàng giải đáp cho bạn.
Bên cạnh đó bạn có thể tham khảo tình huống tư vấn sau đây để tìm hiểu thêm:
1. Tổ chức khám sức khỏe định kỳ cho người lao động theo quy định thế nào?
Câu hỏi: Kính chào quý công tynhờ quý công ty tư vấn cho bên em một số vấn đề liên quan đến bệnh nghề nghiệp cho người lao động. công ty em là tổ hợp của nhiều xưởng.trong đó có xưởng sản xuất ra dầu cốc, dầu nhẹ ( sản phẩm của quá trình luyện than cốc)- dầu cốc, dầu nhẹ có SDS như phụ kiện dưới (thành phần liên quan BENZEN)bên xưởng em phụ trách ngoài Cảng biển tiến hành xuất dầu cốc đi nước ngoàicho em hỏi đối với nhân viên thao tác nối đường ống dẫn dầu cốc gắn lên tàu để bơm dầu lên tàu hoặc nhân viên bảo dưỡng làm việc tại bến tàu xuất dầu cốc này có cần tiến hành khám bệnh nghề nghiệp liên quan đến benzen không ạ ? - ngoài ra thao tác hoặc bảo dưỡng không trực tiếp tiếp xúc tới dầu cốc. trừ trường hợp rò rỉ dầu cốc sẽ tiến hành mặc đồ bảo hộ hóa chất tiến hành thu gom lại dầu cốc rò rỉ.mong quý công ty tư vấn giúp
Trả lời tư vấn: Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi tư vấn luật lao động đến công ty Luật Minh Gia, với câu hỏi của bạn chúng tôi tư vấn như sau
Theo quy định tại Điều 152 Bộ luật lao động 2012, công ty phải có trách nhiệm chăm sóc sức khỏe cho người lao động như sau:
"Điều 152. Chăm sóc sức khỏe cho người lao động
1. Người sử dụng lao động phải căn cứ vào tiêu chuẩn sức khỏe quy định cho từng loại công việc để tuyển dụng và sắp xếp lao động.
2. Hằng năm, người sử dụng lao động phải tổ chức khám sức khoẻ định kỳ cho người lao động, kể cả người học nghề, tập nghề; lao động nữ phải được khám chuyên khoa phụ sản, người làm công việc nặng nhọc, độc hại, người lao động là người khuyết tật, người lao động chưa thành niên, người lao động cao tuổi phải được khám sức khỏe ít nhất 06 tháng một lần. .
3. Người lao động làm việc trong điều kiện có nguy cơ mắc bệnh nghề nghiệp phải được khám bệnh nghề nghiệp theo quy định của Bộ Y tế.
4. Người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp phải được giám định y khoa để xếp hạng thương tật, xác định mức độ suy giảm khả năng lao động và được điều trị, điều dưỡng, phục hồi chức năng lao động đúng theo quy định của pháp luật.
5. Người lao động sau khi bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp nếu còn tiếp tục làm việc, thì được sắp xếp công việc phù hợp với sức khoẻ theo kết luận của Hội đồng giám định y khoa lao động.
6. Người sử dụng lao động phải quản lý hồ sơ sức khoẻ của người lao động và hồ sơ theo dõi tổng hợp theo quy định của Bộ Y tế.
7. Người lao động làm việc ở nơi có yếu tố gây nhiễm độc, nhiễm trùng, khi hết giờ làm việc phải được người sử dụng lao động bảo đảm các biện pháp khử độc, khử trùng."
Như vậy đối với nhân viên thao tác nối đường dẫn dầu cốc lên tàu mà công việc phải tiếp xúc với các yếu tố có hại có khả năng mắc bệnh nghề nghiệp thì công ty tổ chức cho họ đi khám bệnh nghề nghiệp.
>> Luật sư tư vấn quy định về chế độ lao động, Gọi: 1900.6169
2. Người lao động nghỉ việc bao lâu thì có thể đi làm ở chỗ mới?
Câu hỏi: Em xin chào luât sư, em hiện đang công tác tại bệnh viện, em bắt đầu làm việc từ năm 2009 đến nay và em chưa thi vào biên chế, nhưng 1 năm nay thì em không ký hợp đồng nữa mà là hợp đồng dài hạn, do vấn đề nhà xa và em đã xin được về bệnh viện công gần nhà để tiếp tục làm làm việc, em nạp đơn vào ngày 16/1 /2018. Vậy xin cho em hỏi, trường hợp của em thì sẽ được giải quyết bao nhiêu ngày, hay phải chờ đến lúc có quyết định thôi việc của bệnh viện thì em mới qua chỗ làm mới ạ, và về vấn đề ngạch lương thì khi qua bên đó em có được hưởng tiếp tục, hay sẽ trở về hệ số ban đầu là 1.86. Em xin chân thành cảm ơn, và rất mong luật sư bỏ ít time để đọc mail của em 1 lần nữa em. xin chân thành cảm ơn đến quý luật sư ạ.
Trả lời: Cảm ơn bạn đã tin tưởng lựa chọn tư vấn bởi Công ty Luật Minh Gia, chúng tôi tư vấn cho trường hợp của bạn như sau:
Thứ nhất, về vấn đề chấm dứt hợp đồng lao động
Căn cứ Điều 37 Bộ luật lao động 2012 quy định quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của NLĐ như sau:
"...3. Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, nhưng phải báo cho người sử dụng lao động biết trước ít nhất 45 ngày, trừ trường hợp quy định tại Điều 156 của Bộ luật này."
Theo đó, trường hợp bạn làm việc theo hợp đồng không xác định thời hạn mà muốn đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động thì bạn phải báo cho bệnh viện biết trước ít nhất 45 ngày. Sau thời hạn 45 ngày tính từ ngày bạn nộp đơn (16/1/2018) thì bạn có quyền chấm dứt HĐLĐ mà không cần có sự đồng ý từ phía bệnh viện. Trường hợp bạn và bệnh viện có thỏa thuận chấm dứt HĐLĐ thì các bên có thể chấm dứt HĐ mà không cần chờ hết 45 ngày báo trước.
Trách nhiệm của người sử dụng lao động khi chấm dứt hợp đồng lao động được quy định tại Điều 47 Bộ luật lao động 2012 như sau:
"...2. Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động, hai bên có trách nhiệm thanh toán đầy đủ các khoản có liên quan đến quyền lợi của mỗi bên; trường hợp đặc biệt, có thể kéo dài nhưng không được quá 30 ngày.
3. Người sử dụng lao động có trách nhiệm hoàn thành thủ tục xác nhận và trả lại sổ bảo hiểm xã hội và những giấy tờ khác mà người sử dụng lao động đã giữ lại của người lao động..."
Như vậy, khi HĐLĐ chấm dứt thì trong thời hạn 7 ngày làm việc, kể từ ngày chấm dứt hợp đồng, bệnh viện có trách nhiệm thanh toán đầy đủ các khoản liên quan quyền lợi của bạn như tiền lương, ngày nghỉ hằng năm, tiền thưởng (nếu có),..trường hợp đặc biệt có thể kéo dài nhưng không được quá 30 ngày. Đồng thời, bệnh viện có trách nhiệm hoàn thành thủ tục xác nhận và trả lại sổ BHXH cho bạn, cùng những giấy tờ khác mà bệnh viện giữ của bạn.
Liên quan đến việc bạn đi làm ở đơn vị khác thì theo quy định pháp luật, một người có thể làm việc với nhiều HĐLĐ, do đó bạn có thể đi làm chỗ khác mà không cần chờ quyết định thôi việc từ phía bệnh viện. Tuy nhiên, nếu bạn đồng thời có từ 02 HĐLĐ trở lên với nhiều đơn vị khác nhau thì bạn phải đóng BHXH, BHTN theo HĐLĐ giao kết đầu tiên, đóng BHYT theo HĐLĐ có mức tiền lương cao nhất, đóng BHTNLĐ, BNN theo từng HĐLĐ (Khoản 2 Điều 42 Quyết định 595/2015/QĐ-BHXH)
Thứ hai, về vấn đề tiền lương:
Điều 90 Bộ luật lao động 2012 quy định tiền lương của NLĐ như sau:
"1. Tiền lương là khoản tiền mà người sử dụng lao động trả cho người lao động để thực hiện công việc theo thỏa thuận.
Tiền lương bao gồm mức lương theo công việc hoặc chức danh, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác.
Mức lương của người lao động không được thấp hơn mức lương tối thiểu do Chính phủ quy định..."
Theo đó, vì bạn là người lao động nên mức lương mà người sử dụng lao động trả cho bạn do hai bên thỏa thuận nhưng không được thấp hơn mức lương tối thiểu vùng. Trường hợp đơn vị của bạn chi trả tiền lương cho bạn tương tự bảng lương của cán bộ, công chức, viên chức trong các đơn vị sự nghiệp thì hệ số lương của bạn sẽ do hai bên thỏa thuận, không có quy định bắt buộc phải xếp lương cho bạn từ bậc nào, tuy nhiên vẫn phải đảm bảo tiền lương bạn nhận được không được thấp hơn mức lương tối thiểu vùng.
3. Có thể điều chuyển lao động trong trường hợp nào?
Câu hỏi: Kính gửi Công ty Luật Minh Gia. Tôi công tác tại 1 Trung tâm y tế quận 19 năm. Cách nay khoảng 4 tháng, do nhu cầu công việc của cơ quan, cơ quan chuyển công tác tôi sang 1 đơn vị khác (đúng chuyên môn của tôi), tôi đã chấp hành sự phân công này. Nhưng hôm nay cũng với lý do trên cơ quan lại chuyển tôi sang 1 đơn vị khác, dù tôi chỉ còn 17 tháng nữa sẽ về hưu (theo chế độ 55 tuổi). (tôi luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ, không bị kỷ luật) Công ty cho tôi hỏi, trường hợp của tôi như vậy, cơ quan có làm đúng không? Nếu tôi không chấp hành sự điều chuyển công tác lần này hoặc nghỉ việc trước tuổi hưu thì có được không? Rất mong Công ty quan tâm và tư vấn giúp tôi. Tôi xin chân thành cám ơn.
Trả lời: Chào chị! Cảm ơn chị đã tin tưởng và gửi đề nghị tư vấn đến Công ty Luật Minh Gia, Đối với yêu cầu hỗ trợ của chị chúng tôi tư vấn như sau:
Chị có cung cấp thông tin chị làm việc tại 1 Trung tâm y tế, nhưng không nói rõ chị làm việc theo hợp đồng lao động hay hợp đồng làm việc. Chúng tôi tư vấn theo 2 trường hợp cụ thể:
Trường hợp chị là viên chức làm việc theo hợp đồng làm việc. Nếu muốn điều chuyển chị sang làm việc tại đợn vị khác thì phải thực hiện theo quy định tại Điều 36 Luật Viên chức như sau:
Điều 36. Biệt phái viên chức
1. Biệt phái viên chức là việc viên chức của đơn vị sự nghiệp công lập này được cử đi làm việc tại cơ quan, tổ chức, đơn vị khác theo yêu cầu nhiệm vụ trong một thời hạn nhất định. Người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập hoặc cơ quan có thẩm quyền quản lý đơn vị sự nghiệp công lập quyết định việc biệt phái viên chức.
2. Thời hạn cử biệt phái không quá 03 năm, trừ một số ngành, lĩnh vực do Chính phủ quy định.
3. Viên chức được cử biệt phái phải chịu sự phân công công tác và quản lý của cơ quan, tổ chức, đơn vị nơi được cử đến.
4. Trong thời gian biệt phái, đơn vị sự nghiệp công lập cử viên chức biệt phái có trách nhiệm bảo đảm tiền lương và các quyền lợi khác của viên chức.
5. Viên chức được cử biệt phái đến miền núi, biên giới, hải đảo, vùng sâu vùng xa, vùng dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn được hưởng chính sách hỗ trợ theo quy định của Chính phủ.
6. Hết thời hạn biệt phái, viên chức trở về đơn vị cũ công tác. Người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập cử viên chức biệt phái có trách nhiệm tiếp nhận và bố trí việc làm cho viên chức hết thời hạn biệt phái phù hợp với chuyên môn, nghiệp vụ của viên chức.
7. Không thực hiện biệt phái viên chức nữ đang mang thai hoặc nuôi con dưới 36 tháng tuổi.
Như vậy, nếu chị là viên chức thì Giám đốc trung tâm y tế nơi chị làm việc có thể ký quyết định cử chị đi làm việc tại cơ quan, tổ chức, đơn vị khác theo yêu cầu nhiệm vụ trong thời gian tối đa là 03 năm. Đồng thời, vấn đề biệt phái viên chức không phụ thuộc vào việc chị sắp đến tuổi nghỉ hưu.
Trường hợp chị là người lao động làm việc theo hợp đồng lao động thì việc điều chuyển thực hiện theo quy định của Bộ luật Lao động 2012 như sau:
Điều 31. Chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động
1. Khi gặp khó khăn đột xuất do thiên tai, hoả hoạn, dịch bệnh, áp dụng biện pháp ngăn ngừa, khắc phục tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, sự cố điện, nước hoặc do nhu cầu sản xuất, kinh doanh, người sử dụng lao động được quyền tạm thời chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động, nhưng không được quá 60 ngày làm việc cộng dồn trong một năm, trừ trường hợp được sự đồng ý của người lao động.
2. Khi tạm thời chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động, người sử dụng lao động phải báo cho người lao động biết trước ít nhất 03 ngày làm việc, thông báo rõ thời hạn làm tạm thời và bố trí công việc phù hợp với sức khoẻ, giới tính của người lao động.
3. Người lao động làm công việc theo quy định tại khoản 1 Điều này được trả lương theo công việc mới; nếu tiền lương của công việc mới thấp hơn tiền lương công việc cũ thì được giữ nguyên mức tiền lương cũ trong thời hạn 30 ngày làm việc. Tiền lương theo công việc mới ít nhất phải bằng 85% mức tiền lương công việc cũ nhưng không thấp hơn mức lương tối thiểu vùng do Chính phủ quy định.
Theo đó, nếu chị làm việc theo hợp đồng lao động thì người sử dụng lao động chỉ được điều chuyển chị làm công việc khác so với hợp đồng lao động đã ký với các lý do như gặp khó khăn đột xuất do thiên tai, hoả hoạn, dịch bệnh, áp dụng biện pháp ngăn ngừa, khắc phục tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, sự cố điện, nước hoặc do nhu cầu sản xuất, kinh doanh. Như vậy, chị cần kiểm tra lại trong hợp đồng đã ký ban đầu có thể hiện cụ thể chức danh làm việc và địa điểm làm việc của chị không, hay công việc chị làm được linh động theo sự sắp xếp của chủ sử dụng lao động. Đồng thời, chị cần xác minh lại việc Trung tâm điều chuyển chị làm công việc khác có thuộc một trong những trường hợp đã liệt kê ở trên hay không.
Nếu không có đủ căn cứ để ra quyết định biệt phái (nếu chị là viên chức) hoặc điều chuyển chị làm công việc khác (nếu chị là người lao động), thì đơn vị chị đang làm việc đã thực hiện sai thủ tục và vi phạm pháp luật về lao động. Chị có thể làm việc lại với Ban giám đốc của Trung tâm y tế để bảo vệ quyền lợi hợp pháp của mình.
Trường hợp Trung tâm y tế thực hiện đúng thủ tục để điều chuyển chị thì chị phải thực hiện theo sự sắp xếp điều chuyển này nếu còn tiếp tục làm việc tại cơ quan đó. Trường hợp chị muốn đơn phương chấm dứt hợp đồng với Trung tâm thì phải đảm bảo những điều kiện đúng theo quy định của pháp luật về thời gian báo trước và lý do xin chấm dứt hợp đồng. Sau khi nghỉ việc, chị có thể đợi đến thời điểm đủ 55 tuổi để làm thủ tục hưởng lương hưu.
Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất