Cà Thị Phương

Tính lương hưu khi tham gia cả DNNN và DNTN

Luật sư tư vấn về cách tính mức bình quân tháng lương đóng bảo hiểm xã hội khi nghỉ hưu. Cụ thể như sau:


Nội dung yêu cầu tư vấn:

Xin chào công ty luật Gia Minh.Tôi muốn hỏi về 1 trường hợp lao động bên tôi mới làm nghỉ hưu. Thời điểm Ông A sinh 19/09/1959 bắt đầu tham gia lao động là:

+ DNNN: 11/1976 đến 12/2008: 31 năm 4 tháng  

+ DNTN: 01/2009 đến 08/2017: 8 năm 8 tháng

01/09/2017 ông A về hưu với tỷ lệ hưởng lương hưu là 71%.

Vậy xin hỏi mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH để làm sơ sở tính lương hưu của ông A tính như thế nào là đúng. Xin cảm ơn!

 

Trả lời tư vấn: Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi cho Công ty Luật Minh Gia, trường hợp của ông A chúng tôi tư vấn như sau:

 

Theo thông tin bạn cung cấp, ông A có thời gian tham gia làm việc tại DNNN và có cả thời gian làm việc tại DNTN. Do đó, ông A có hai chế độ tiền lương: một là chế độ lương do Nhà nước quy định, hai là chế độ lương do DNTN quy định. 

 

Mà Điều 62 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 quy định:

 

"Điều 62. Mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội để tính lương hưu, trợ cấp một lần.

 

1. Người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định có toàn bộ thời gian đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương này thì tính bình quân tiền lương tháng của số năm đóng bảo hiểm xã hội trước khi nghỉ hưu như sau:

 

a) Tham gia bảo hiểm xã hội trước ngày 01 tháng 01 năm 1995 thì tính bình quân của tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 05 năm cuối trước khi nghỉ hưu;

 

b) Tham gia bảo hiểm xã hội trong khoảng thời gian từ ngày 01 tháng 01 năm 1995 đến ngày 31 tháng 12 năm 2000 thì tính bình quân của tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 06 năm cuối trước khi nghỉ hưu;

3. Người lao động vừa có thời gian đóng bảo hiểm xã hội thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định, vừa có thời gian đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định thì tính bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội chung của các thời gian, trong đó thời gian đóng theo chế độ tiền lương do Nhà nước quy định được tính bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội theo quy định tại khoản 1 Điều này.”

 

Theo quy định tại Khoản 3 Điều này thì mức bình quân tiền lương của ông A sẽ là bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm chung của thời gian làm việc tại Doanh nghiệp Nhà nước và thời gian làm việc tại Doanh nghiệp tư nhân.

 

Cách tính bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm này còn được hướng dẫn chi tiết và cụ thể tại Khoản 3 Điều 20 Thông tư 59/2015/TT-BLDTBXH như sau: 

 

"3. Mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội đối với người lao động vừa có thời gian đóng bảo hiểm xã hội thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định, vừa có thời gian đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định theo khoản 3 Điều 62 của Luật bảo hiểm xã hội và khoản 3 Điều 9 Nghị định số 115/2015/NĐ-CP được hướng dẫn như sau:

 

Mbqtl = (Tổng số tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do Nhà nước quy định + Tổng số tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của các tháng đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương cho người sử dụng lao động quyết định) : Tổng số tháng đóng bảo hiểm xã hội.

 

Trong đó:

 

a) Tổng số tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do Nhà nước quy định được tính bằng tích số giữa tổng số tháng đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do Nhà nước quy định với mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội.

 

Mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội được tính theo quy định tại khoản 1 Điều này".

 

Như vậy, mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm của ông A sẽ được tính bằng tổng số tiền lương tháng đóng BHXH theo chế độ tiền lương do nhà nước quy định (A) với tổng số tiền lương tháng đóng BHXH theo chế độ tiền lương do DNTN quy định (B) sau đó chia cho tổng số tháng đóng bảo hiểm xã hội.

 

Thông tin cung cấp chỉ đề cập đến việc ông A “làm việc” từ tháng 11/1976 đến tháng 8/2017 nhưng không nói rõ thời gian “đóng Bảo hiểm xã hội” cụ thể như thế nào? Do vậy, bạn tham khảo quy định trên để xác định mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH cho ông A.

 

Trên đây là nội dung tư vấn của Luật Minh Gia về vấn đề bạn hỏi và quan tâm. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ cần luật sư giải đáp, bạn vui lòng gọi đến Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến của chúng tôi - Số điện thoại liên hệ: 1900.6169 để được hỗ trợ kịp thời.

 

Trân trọng.

CV tư vấn: Trần Thị Thìn - Luật Minh Gia

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Đặt câu hỏi tư vấn
Chat zalo