Tiêu thụ tiền giả bao nhiêu thì bị phạt tù
1. Luật sư tư vấn Tội làm, tàng trữ, vận chuyển, lưu hành tiền giả
Trong lịch sử phát triển của xã hội, các loại hình như vàng, bạc và các giấy tờ có giá trị khác được sử dụng với tính chất là phương tiện thanh toán trong đời sống xã hội và trên thực tế đã bị làm giả rất nhiều. Tốc độ làm giả phát triển ngày càng mạnh mẽ và nhanh chóng khi tiền giấy được phát hành và đưa vào lưu thông. Vậy, người thực hiện hành vi lưu hành tiền giả trong trường hợp nào sẽ bị khởi tố hình sự? Mức hình phạt về tội này được pháp luật quy định như thế nào? Nếu bạn chưa tìm hiểu quy định pháp luật về vấn đề này bạn hãy liên hệ tới Luật Minh Gia, luật sư sẽ tư vấn cho bạn những nội dung như sau:
+ Hành vi lưu hành tiền giả bị pháp luật xử lý như nào?
+ Mức hình phạt khi bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội lưu hành tiền giả;
+ Giá trị tiền giả từ bao nhiêu trở lên sẽ bị khởi tố hình sự?
2. Mức hình phạt về hành vi lưu hành tiền giả
Hỏi: Chào luật sư, Luật sư cho tôi hỏi một trường hợp về tội lưu hành tiền giả như sau: Người thân của tôi bị bắt về tội lưu hành tiền giả, tôi muốn hỏi: Nếu bị truy cứu về tội lưu hành tiền giả với giá trị dưới 20 triệu thì sẽ bị vào khoản mấy của BLHS và mức án trong khoảng bao nhiêu năm? Trường hợp này có đề nghị hưởng án treo được không?
Tư vấn về khung hình phạt khi tiêu thụ tiền giả
Trả lời: Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đề nghị tư vấn đến Công ty Luật Minh Gia, trường hợp của bạn chúng tôi tư vấn như sau:
Theo thông tin bạn cung cấp thì pháp luật hình sự hiện hành có quy định như sau về tội lưu hành tiền giả:
Điều 207 – Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017. Tội làm, tàng trữ, vận chuyển, lưu hành tiền giả có quy định như sau:
Điều 207. Tội làm, tàng trữ, vận chuyển, lưu hành tiền giả
1. Người nào làm, tàng trữ, vận chuyển, lưu hành tiền giả, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm.
2. Phạm tội trong trường hợp tiền giả có trị giá tương ứng từ 5.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 12 năm
…
Theo đó, hành vi lưu hành tiền giả với giá trị tương ứng dưới 20 triệu đồng nhưng trên 5 triệu đồng sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo khoản 2, Điều 207 – Bộ luật Hình sự 2015 với khung hình phạt tù từ 05 đến 12 năm.
--------------
Câu hỏi thứ 2 - Vay tiền không trả có phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản?
Chào luật sư, anh trai tôi có mua 1 chiếc xe trả góp 23 triệu đồng và được trả trong 10 tháng, anh tôi đi làm và hàng tháng trả 1 khoản tiền quy định. Xe sau khi mua về anh tôi ko sử dụng và để tại gia đình, nhưng sau hơn 1 tháng mua xe anh tôi bị tai nạn chấn thương sọ não, thập tử nhất sinh, gđ tôi chạy chữa nhưng anh tôi bị tạm thời mất trí nhớ và khả năng lao động. Gia đình tôi cũng không biết anh trai tôi mua xe trả góp nên khi có giấy gửi về nói anh trai tôi lừa đảo và gđ tôi rất hoang mang... xe thì vẫn ở nhà chúng tôi cũng không đụng tới và số tiền lãi ngày 1 lớn chúng tôi cũng ko có điều kiện để trả trong hoàn cảnh hiện nay... Vậy xin luật sư tư vấn giúp gia đình tôi hướng giải quyết tốt nhất ạ, chúng tôi trả xe để khỏi phải rắc rối có được không ạ? Tôi xin chân thành cảm ơn luật sư!( sau khi tai nạn anh tôi đã mất hết toàn bộ giấy tờ ạ).
Trả lời: Đối với yêu cầu hỗ trợ của anh/chị chúng tôi đã tư vấn một số trường hợp tương tự sau đây:
>> Như thế nào mới cấu thành tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản?
Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất