Luật sư Vũ Đức Thịnh

Tiêu thụ đồ ăn trộm mà không biết có phạm tội?

Tiêu thụ tài sản không rõ nguồn gốc thì có thể chịu những rủi ro pháp lý gì? Pháp luật hình sự quy định như thế nào về hành vi tiêu thụ tài sản do phạm tội mà có? Người phạm tội có trách nhiệm chứng minh mình vô tội trong trường hợp tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có không? Để giải đáp các câu hỏi trên, Công ty Luật TNHH Minh Gia xin tư vấn như sau:

1. Tư vấn quy định về tiêu thụ tài sản trộm cắp

- Quy định về tài sản do phạm tội mà có

Tài sản do người khác phạm tội mà có là tài sản do người phạm tội có được trực tiếp từ việc thực hiện hành vi phạm tội (ví dụ: tài sản chiếm đoạt được, tham ô, nhận hối lộ…) hoặc do người phạm tội có được từ việc mua bán, đổi chác bằng tài sản có được trực tiếp từ việc họ thực hiện hành vi phạm tội (ví dụ: xe máy có được từ việc dùng tiền tham ô để mua).

Tài sản bao gồm: vật, tiền, giấy tờ có giá và các quyền tài sản; bất động sản, động sản, hoa lợi, lợi tức, vật chính, vật phụ, vật chia được, vật không chia được, vật tiêu hao, vật không tiêu hao, vật cùng loại, vật đặc định, vật đồng bộ và quyền tài sản.

- Luật sư tư vấn quy định về tiêu thụ tài sản trộm cắp

Pháp luật hình sự là vấn đề được mọi cá nhân, tổ chức trong xã hội đặc biệt quan tâm do tính chất nghiêm trọng của nó. Tuy nhiên, không phải ai cũng có đủ kiến thức pháp luật về lĩnh vực này để có thể bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.

Bên cạnh đó, tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có được ghi nhận khá chi tiết trong bộ luật hình sự nhưng tình hình tội phạm diễn ra phức tạp nên việc vận dụng quy định này gặp một số vướng mắc. Do đó, việc hiểu rõ pháp luật hình sự về loại tội phạm này và làm rõ các vướng mắc, khó khăn trong thực tiễn áp dụng là cần thiết.

Vì vậy, chúng tôi khuyên bạn nên có sự tìm hiểu kỹ càng các quy định pháp luật về nhằm bảo vệ quyền lợi chính đáng của mình.

Bạn có thể liên hệ với chúng tôi thông qua hình thức gửi Email tư vấn hoặc liên hệ qua tổng đài 1900.6169 để được hỗ trợ tư vấn về các vấn đề mình đang vướng mắc.

2. Tiêu thụ tài sản do phạm tội nhưng không biết có vi phạm không?

Câu hỏi:

Cho em hỏi là người tiêu thụ tài sản do người khác trộm cắp mà có, ví dụ như điện thoại ,nhưng người tiêu thụ không biết là tài sản trộm cắp. Vậy người tiêu thụ tài sản đó có phạm pháp không? Và nếu trường hợp này cơ quan công an mời làm việc thì người tiêu thụ có cần căn cứ vào quy định pháp luật để chứng minh vô tội không ạ, và e muốn hỏi thêm là căn cứ vào quy định nào của Luật Hình sự ạ. Mong luật sư giúp em, Trân trọng cảm ơn luật sư ạ.

Trả lời:

Cảm ơn chị đã gửi câu hỏi đề nghị tư vấn đến Công ty Luật Minh Gia, trường hợp của chị chúng tôi tư vấn như sau:

- Về xử lý hành vi tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có

Tại Điều 323 Bộ luật Hình sự 2015 quy định về tội tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có như sau:

"Tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có

1. Người nào không hứa hẹn trước mà chứa chấp, tiêu thụ tài sản biết rõ là do người khác phạm tội mà có, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm:

a) Có tổ chức;

b) Có tính chất chuyên nghiệp;

c) Tài sản, vật phạm pháp trị giá từ 100.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng;

d) Thu lợi bất chính từ 20.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng;

đ) Tái phạm nguy hiểm.

Như vậy, hành vi tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có sẽ bị xử phạt với từng mức phạt tương ứng với giá trị tài sản tiêu thụ theo quy định trên.

Tiêu thụ tài sản do phạm tội mà có và nghĩa vụ chứng minh vô tội

>> Tiêu thụ tài sản trộm cắp có vi phạm không, gọi: 1900.6169

Tuy nhiên, tại Khoản 1 Điều 323 BLHS 2015 quy định "biết rõ là do người khác phạm tội mà có". Như vậy,chỉ bị truy cứu trách nhiệm hình sự đối với tội này trong trường hợp biết rõ tài sản mà mình tiêu thụ là tài sản do phạm tội mà có. Trường hợp không biết được đó là tài sản do phạm tội có được thì việc tiêu thụ chỉ là 1 giao dịch dân sự thông thường, sau khi biết tài sản đó là tài sản phạm tội có được thì giao dịch dân sự này sẽ bị vô hiệu và các bên có nghĩa vụ trả lại cho nhau những gì đã nhận (Điều 131 Bộ luật Dân sự 2015)

- Không biết tài sản trộm cắp có vi phạm tội tiêu thụ tài sản do phạm tội mà có?

Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015 có ghi nhận trách nhiệm xác định sự thật của vụ án tại Điều 15 như sau:

"Trách nhiệm chứng minh tội phạm thuộc về cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng. Người bị buộc tội có quyền nhưng không buộc phải chứng minh là mình vô tội."

Theo quy định trên, khi có các căn cứ chứng minh mình vô tội bạn có thể cung cấp cho cơ quan điều tra. Nếu không, việc điều tra, xác minh sẽ thuộc thẩm quyền của cơ quan điều tra, khi không đủ và không thể làm sáng tỏ căn cứ để buộc tội, kết tội theo trình tự, thủ tục do Bộ luật tố tụng hình sự 2015 quy định thì cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải kết luận người bị buộc tội không có tội theo nguyên tắc suy đoán vô tội.

Trân trọng!

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Liên hệ tư vấn
Chat zalo