Tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có
Câu hỏi:
Trong quá trình buôn bán, có một người quen hay đến cầm điện thoại ở quán anh trai em. và cứ cầm thường xuyên rồi lấy về. Anh ta là nhân viên kỹ thuật của 1 công ty mua bán điện thoại lớn, do thua độ bóng đá , a ta đã nhận máy đt ip6 plus của khách hàng để bảo hành nhưng không mang về cửa hàng đt của a ta để bảo hành mà mang sáng quán anh trai của e để cầm cố với giá 11 triệu đồng. Khi đó anh ta dẫn vợ đi cùng. đến nay anh ta đã bỏ trốn và cũng quá hẹn với anh trai em nên anh trai e đã sở hữu máy và sửa chữa máy tổng cộng máy đó anh trai e bỏ ra hết 11 triệu. cho đến ngày khách đến đòi máy đt ở cửa hàng điện thoại di động mà anh nhân viên kỹ thuật kia làm thì anh quản lý quán đó sang quán anh trai e và đòi máy điện thoại. Anh quản lý kia bảo anh trai e tiêu thụ tài sản do trộm cắp mà có nên chỉ bù cho anh trai e 3 triệu và bảo anh trai em tự đến nhà a kia đòi số tiền còn lại và buộc anh trai em phải trả lại máy điện thoại cho cửa hàng của anh quản lý kia.
Vậy cho e hỏi. nếu anh trai em không đồng ý thỏa thuận với anh quản lý kia thì anh trai em có bị kiện về tội tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có không ạ ? em rất mong nhận được sự tư vấn của anh (chị) ạ , em xin chân thành cảm ơn!
Trả lời: Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi tư vấn đến Công ty Luật Minh Gia, với câu hỏi của bạn, chúng tôi tư vấn như sau:
Theo Điều 323 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi, bổ sung 2017 có quy định về tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có, cụ thể là:
“Điều 323. Tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có
1. Người nào không hứa hẹn trước mà chứa chấp, tiêu thụ tài sản biết rõ là do người khác phạm tội mà có, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
...”
Và tại Khoản 2 và Khoản 10 Điểm 2 Thông tư liên tịch 09/2011/TTLT- BCA- BQP- BTP-NHNNVN-VKSNDTC- TANDTC hướng dẫn áp dụng quy định của bộ luật hình sự về tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có và tội rửa tiền, có quy định như sau:
"Tiêu thụ tài sản là một trong các hành vi sau đây: mua, bán, thuê, cho thuê, trao đổi, cầm cố, thế chấp, đặt cọc, ký gửi, cho, tặng, nhận tài sản hoặc giúp cho việc thực hiện các hành vi đó".
Về mặt chủ quan của tội phạm, người thực hiện hành vi phạm tội phải biết rõ tài sản mà mình chứa chấp hoặc tiêu thụ là tài sản do phạm tội mà có nhưng không có hứa hẹn, bàn bạc hoặc thỏa thuận trước với người có tài sản do phạm tội mà có.
Với trường hợp của anh trai bạn trước hết phải xem xét xem:
Thứ nhất, anh trai bạn có biết chiếc điện thoại ip6 mà nhân viên ký thuật cầm cố tại cửa hành của mình là tài sản do phạm tội mà có không?
Thứ hai, anh trai bạn và nhân viên kỹ thuật kia có thỏa thuân hay bàn bạc gì về việc cầm cố chiếc điện thoại này không?
Như vậy, để kết luận một hành vi cấu thành tội tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có thì cần phải chú ý đến hai dấu hiệu nêu trên, chỉ cần một dấu hiệu không thỏa mãn thì đã không đủ dấu hiệu cấu thành tội phạm nên với trường hợp của anh trai bạn: nếu anh trai bạn không biết rằng chiếc điện thoại ip6 mà mình đang cầm cố là tài sản do anh nhân viên kỹ thuật kia nhận bảo hành cho khách hàng nhưng không mang về cửa hàng điện thoại của a ta để bảo hành mà mang sáng quán anh trai của bạn để cầm cố (tức tài sản do phạm tội mà có) mà chiếc điện thoại này rất khó để nói rằng anh trai bạn chứng minh được nghĩa vụ buộc phải tìm hiểu về chủ sở hữu tài sản; cho nên sẽ không thỏa mãn dấu hiệu của tội tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có và ngược lại, nếu anh trai bạn biết chiếc điện thoại này do phạm tội mà có, không có hứa hẹn về việc cầm cố chiếc điện thoại ip6 với nhân viên kỹ thuật kia thì đương nhiên anh bạn sẽ phạm tội tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có.
Trân trọng!
CV.Khuất Thị Hạnh – Công ty Luật Minh Gia.
Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất