LS Nguyễn Phương Lan

Tiêu chuẩn nâng bậc lương thường xuyên của người lao động

Đối với người lao động việc tham gia quan hệ lao động cụ thể mang rất nhiều mục đích khác nhau, có người lao động tham gia quan hệ với mục đích để trau dồi thêm kỹ năng, kinh nghiệm nhưng cũng có rất nhiều người lao động tham gia quan hệ lao động với mục đích tạo ra thu nhập. Do đó, khi làm việc cho người sử dụng lao động thì vấn đề tiền lương và tăng lương là những vấn đề mà người lao động nên biết để đảm bảo quyền lợi của mình.

1. Luật sư tư vấn vấn đề tiền lương

Để đảm bảo giữ được nguồn nhân lực giàu kinh nghiệm, tay nghề cao có thể hỗ trợ doanh nghiệp mình thực hiện các công việc mà không cần mất thời gian đào tạo thì việc người sử dụng lao động tăng lương cho người lao động có thời gian làm việc lâu dài, có kinh nghiệm, tay nghề cao… tại đơn vị là vấn đề tất yếu. Nhưng nên tăng lương cho người lao động như thế nào để vừa đảm bảo phù hợp vừa không gây nên các mâu thuẫn trong nội bộ với một vị trí công việc nhất định là vấn đề rất nhiều doanh nghiệp gặp vướng mắc.

Khi gặp các vướng mắc về vấn đề này, việc giải quyết càng sớm thì càng tránh được các rắc rối cho doanh nghiệp. Nhưng việc tìm hiểu các quy định của pháp luật về vấn đề này cũng rất mất thời gian và công sức. Khi đó, việc liên hệ với các đơn vị tư vấn luật để được giải đáp các vấn đề của mình là một lựa chọn mà các doanh nghiệp nên cân nhắc.

Nếu bạn chưa tìm được đơn vị tư vấn pháp luật về vấn đề này, bạn có thể liên hệ với công ty Luật Minh Gia qua các hình thức như gửi Email tư vấn hoặc gọi tới số Hotline: 1900.6169. Chúng tôi có bộ phận luật sư, chuyên viên tư vấn pháp luật giàu kinh nghiệm sẵn sàng hỗ trợ bạn tư vấn về các vấn đề liên quan đến vấn đề này.

2. Tiêu chuẩn nâng bậc lương thường xuyên của người lao động

Nội dung tư vấn: Kính gửi: Luật sư!Qua một vài kênh thông tin tìm hiểu, kính mong Luật sư tham vấn giúp mình về tiêu chuẩn nâng bậc lương thường xuyên.Công ty của mình là CTy Cổ phần, hiện tại bậc lương thực được xét dựa theo 2 việc sau:Việc 1:  2 tiêu chí của thông tư 08/2013/TT-BNV và;Việc 2:  một hệ số năng suất được Cty đưa ra theo quy chế xét thi đua khen thưởng, hoàn thành công việc, cùng khả năng cấp bậc để quy ra số tiền lương thực lĩnh. Mình xin được hỏi Quí Luật sư. Nếu mình muốn tách biệt ra để xét nâng bậc cho mọi người thì có được không? (xem xét chỉ xét việc 2 cho việc kỷ luật, khuyến khích công việc, và trừ vào lương thực lĩnh. Vẫn nâng bậc lương khi đủ thời gian có được không?) có thông tư hay nghị định nào mới cập nhật cho phép? VD: Kỹ sư đủ 3 năm là cho lên 1 bậc từ 2.34 đến 2.65, 2.96,... Còn việc quản lý, khuyến khích động viên, hay tăng áp lực trách nhiệm thì mình có thể trừ vào lương hệ số năng suất được CTy đưa ra hàng tháng để xử lý kỹ luật từ cảnh cáo đến sa thải hoặc có một cách nào khác không?

Vì hiện tại, có một số CB_CNV của công ty đến 5 năm mà vẫn chưa được xét nâng bậc lương. Mình thấy có bất cập, thứ nhất: có một số cán bộ lãnh đạo trực tiếp cố tình tìm cách kỷ luật nhẹ Cán bộ loại B, loại C là phải chờ tiếp 3 năm là chưa công bằng và làm trì trệ công việc chung, gây áp lực ảo và anh em không dám phát huy khả năng trong công việc hay làm việc gì hữu dụng cho CTy vì bản thân họ sợ bị cắt thưởng hay trừ lương , thứ hai: có tăng hệ số bậc lương thì người lao động cũng đóng BHXH của họ được trích ra từ lương của họ, thứ ba: có một vài CB_CNV gần đến tuổi hưu mà không được tăng vì một vài lý do được nhìn nhận chung là vì cá nhân của một số cán bộ lãnh đạo trực tiếp.Mình mong Quí Luật sư tham vấn và có thể đưa ra các điều khoản của thông tư nghị định hoặc có cách nào  giải quyết tốt hơn để mình có thể đưa ra bằng chứng cơ sở pháp lý để mình thuyết phục với lãnh đạo cấp cao hơn và đưa công ty ngày một phát triển hơn.Rất mong nhận được sự hỗ trợ tư vấn của Luật sư qua email này, vì một số lý do thông tin công ty trong giai đoạn này, rất mong Quí Luật sư bảo mật thông tin giúp.Trân Trọng cám ơn Quí luật sư.

Trả lời: Chào bạn, cảm ơn bạn đã gửi yêu cầu tư vấn cho công ty Luật Minh Gia chúng tôi, công ty xin được tư vấn về trường hợp này như sau:

Theo như quy định về phạm vi và đối tượng điều chỉnh của Thông tư 08/2013/TT-BNV hướng dẫn thực hiện chế độ nâng bậc lương thường xuyên và nâng bậc lương trước thời hạn đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động như sau:

Điều 1. Phạm vi và đối tượng

1. Phạm vi và đối tượng áp dụng:

a) Cán bộ, công chức, viên chức xếp lương theo bảng lương chuyên gia cao cấp, các bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ, thừa hành, phục vụ làm việc trong các cơ quan nhà nước từ Trung ương đến xã, phường, thị trấn (xã, phường, thị trấn gọi chung là cấp xã) và trong các đơn vị sự nghiệp công lập, gồm:

- Cán bộ trong các cơ quan nhà nước từ Trung ương đến quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh thuộc diện xếp lương theo ngạch, bậc công chức hành chính quy định tại điều b Khoản 1 Điều 3 Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ;

- Công chức, viên chức trong các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập xếp lương theo bảng lương chuyên gia cao cấp, bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ, thừa hành, phục vụ (bao gồm cả các chức danh chuyên môn, nghiệp vụ ngành Tòa án, ngành Kiểm sát);

- Cán bộ cấp xã quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều 5 và công chức cấp xã quy định tại Điểm a Khoản 2 Điều 5 Nghị định số 92/2009/NĐ-CP ngày 22 tháng 10 năm 2009 của Chính phủ về chức danh, số lượng, một số chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức ở xã, phường, thị trấn và những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã (sau đây gọi là Nghị định số 92/2009/NĐ-CP).

Điều 2. Chế độ nâng bậc lương thường xuyên

....2. Tiêu chuẩn nâng bậc lương thường xuyên:

Đối tượng quy định tại Khoản 1 Điều 1 Thông tư này có đủ điều kiện thời gian giữ bậc trong ngạch hoặc trong chức danh quy định tại Khoản 1 Điều này và qua đánh giá đạt đủ 02 tiêu chuẩn sau đây trong suốt thời gian giữ bậc lương thì được nâng một bậc lương thường xuyên:

a) Đối với cán bộ, công chức:

- Tiêu chuẩn 1: Được cấp có thẩm quyền đánh giá từ mức hoàn thành nhiệm vụ nhưng còn hạn chế về năng lực trở lên;

- Tiêu chuẩn 2: Không vi phạm kỷ luật một trong các hình thức khiển trách, cảnh cáo, giáng chức, cách chức.

b) Đối với viên chức và người lao động:

- Tiêu chuẩn 1: Được cấp có thẩm quyền đánh giá từ mức hoàn thành nhiệm vụ trở lên;

- Tiêu chuẩn 2: Không vi phạm kỷ luật một trong các hình thức khiển trách, cảnh cáo, cách chức....

Ngoài các quy định trên thì còn các quy định về tăng lương thường xuyên; như vậy có thể thấy đối tượng quy định tại nghị định này chỉ là cán bộ, công chức,... thuộc cơ quan hoặc tổ chức của nhà nước. Và nếu công ty bạn là công ty tư nhân thì bạn không cần phải áp dụng về thời gian nâng lương thường xuyên với người lao động theo quy định tại Thông tư nêu trên, nếu có thì công ty có thể áp dụng tương tự nhưng phải quy định rõ trong hợp đồng lao động hoặc quy chế nâng lương tại công ty. Cho nên, nếu bạn muốn tăng lương cho người lao động thì cần xem xét về các nội dung của hợp đồng lao động về thời gian nâng lương của người lao động và nếu không có quy định về thời gian nâng lương thì công ty có thể dựa vào năng lực để thỏa thuận xem xét thời gian nâng lương của người lao động trong công ty mà không bị hạn chế theo quy định pháp luật; và lãnh đạo tự ý xếp loại do các căn cứ không phù hợp thì phải làm rõ căn cứ của lãnh đạo để có hình thức khiếu nại phù hợp. Còn nếu như nơi bạn làm việc thuộc đối tượng điều chỉnh của thông tư nêu trên thì phải tuân thủ đúng theo quy định về nâng lương theo thông tư 08/2013/TT-BNV trên.

Thủ tục khiếu nại về lao động bạn có thể tham khảo bài viết sau:

Khiếu nại đòi quyền lợi khi bị người sử dụng lao động

Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề bạn quan tâm. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ qua Email hoặc gọi điện đến Tổng đài luật sư tư vấn luật trực tuyến - 1900.6169 để được giải đáp, hỗ trợ kịp thời.

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Liên hệ tư vấn
Chat zalo